Site icon Dịch vụ marketing online

Kinh doanh giáo dục gồm những gì và những điều cần biết

Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường giáo dục đã và đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự nở rộ của nhiều công ty cũng như lượng vốn đầu tư gia tăng cho lĩnh vực này. Tuy nhiên bất cứ ai có dự định kinh doanh ở khu vực này đều phải giải quyết câu hỏi mô hình kinh doanh giáo dục phù hợp nhất.

Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường giáo dục đã và đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự nở rộ của nhiều công ty.

Kinh doanh giáo dục là gì?

Có thể hiểu đây là những hoạt động kinh doanh, bỏ vốn đầu tư với mục đích sinh lời trong lĩnh vực giáo dục. Có nhiều cách để kinh doanh giáo dục hiện nay.

Giáo dục nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi quốc gia. Đây là một trong những lĩnh vực được nhà nước khuyến khích phát triển. Bởi vậy, nhà đầu tư cũng có nhiều thuận lợi hơn khi tham gia vào quá trình này. Mặt khác, hoạt động này không chỉ đơn thuần mang mục đích riêng cá nhân mà còn góp một phần công sức của mình vào sứ mệnh phát triển nền giáo dục nước nhà, phát triển đất nước.

Hình thức kinh doanh giáo dục

Nhượng quyền giáo dục

Bản chất của nhượng quyền giáo dục có nhiều điểm khá tương đồng với nhượng quyền trong kinh doanh. Một bên sẽ là người tạo ra, phát triển thương hiệu cho một hình thức, một phương pháp giáo dục nào đó. Bên còn lại sẽ là người trả phí để nhận được quyền sử dụng, kinh doanh với hình thức, thương hiệu giống với bên thực hiện nhượng quyền.

Hình thức nhượng quyền giáo dục ở nước ta hiện nay tương đối phổ biến vì mô hình kinh doanh giáo dục mới chỉ thực sự nhận được sự quan tâm trong vài năm trở lại đây trong khi đó việc nghiên cứu và xây dựng các mô hình giáo dục chất lượng, hiệu quả cần rất nhiều thời gian và công sức. Do đó, phương án tìm kiếm và ứng dụng các mô hình giáo dục từ các nước có nền giáo dục hàng đầu đang là giải pháp tối ưu với nhiều trung tâm, cơ sở giáo dục

Giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là giai đoạn giúp trẻ tập làm quen với môi trường có thầy cô, bạn bè. Và quan trọng hơn cả, đây cũng là giai đoạn mà trẻ bắt đầu tiếp nhận kiến thức, kỹ năng và dần hình thành nhận thức, thói quen trong việc học tập.

Tuy nhiên, giáo dục mầm non lại không có sự nghiêm túc và kỷ luật như khi bước vào lớp 1. Cũng chính vì những lý do này, giáo dục mầm non là giai đoạn mà bạn có thể áp dụng nhiều mô hình và phương pháp giáo dục trẻ đa dạng, giúp bé dễ dàng tiếp thu và yêu thích việc học tập. Đây chính là cơ hội tiềm năng cho việc phát triển các mô hình kinh doanh giáo dục.

Trung tâm giáo dục

Vơi mô hình trung tâm giáo dục, bạn hoàn toàn có thể dựa trên nhu cầu của người học và khả năng của bản thân để phát triển các khóa học khác nhau, trong nhiều lĩnh vực đa dạng. Điển hình nhất là các trung tâm ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật,…), tiếp sau đó là các trung tâm giảng dạy và nâng cao kiến thức kỹ năng chuyên môn như lớp thiết kế đồ họa, lớp học lập trình, khóa học marketing,

Dạy học trực tuyến

Bên cạnh các lớp học trực tuyến, sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin đã tạo điều kiện giúp phát triển hệ thống giảng dạy trực tuyến. Chỉ cần thông qua website e-learning, các giáo viên, giảng viên có thể bán các khóa học, tài liệu, bài giảng đến những học viên có nhu cầu. Mô hình kinh doanh giáo dục này sẽ loại bỏ các cản trở về địa điểm, thời gian, giúp lớp học tiếp cận với nhiều học viên hơn

Workshop và khóa học ngắn hạn

Ngoài ra, workshop và các khóa ngắn hạn cũng là một hình thức kinh doanh giáo dục có nhiều cơ hội để phát triển. Thay vì phải xây dựng và giảng dạy một chương trình học kéo dài, các nội dung sẽ được chia nhỏ thành từng kiến thức và kỹ năng cụ thể. Nếu hình thức này được phát triển rộng rãi, mọi nhu cầu từ phía người học sẽ đều được đáp ứng hoàn toàn.

Những yếu tố quan trọng trong kinh doanh giáo dục

Đối tượng mục tiêu

Đối tượng khách hàng của kinh doanh giáo dục về cơ bản chỉ gồm hai nhóm là phụ huynh và học sinh/học viên. Tuy nhiên, nếu ở các hình thức giáo dục thông thường, độ tuổi của học sinh gần như cố định với một chương trình tương ứng, thì độ tuổi, ngành nghề và nhu cầu của học sinh, học viên trong mô hình kinh doanh giáo dục lại đặc biệt đa dạng. Khi bạn muốn bắt đầu công việc kinh doanh giáo dục, điều đầu tiên bạn cần phải thực hiện là xác định đúng đặc điểm và nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng.

Đối tượng khách hàng của kinh doanh giáo dục về cơ bản chỉ gồm hai nhóm là phụ huynh và học sinh/học viên.

Ý tưởng kinh doanh

Bạn có thể phát triển mô hình kinh doanh giáo dục theo một vài gợi ý được nêu ở phần trước hoặc tự nghiên cứu, phát triển một mô hình riêng. Ở lĩnh vực giáo dục, bạn nên chú trọng nhiều hơn đến sự phù hợp và hiệu quả trước khi cân nhắc đến các ý tưởng có phần độc đáo và khác biệt.

Nắm bắt xu hướng

Dù ở lĩnh vực kinh doanh nào thì bạn cũng cần nắm bắt và đuổi kịp các xu hướng, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Trong kinh doanh giáo dục, bạn sẽ cần nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng đang được nhiều người quan tâm để tiến hành xây dựng chương trình học tương ứng. Đồng thời, bạn cũng cấp ứng dụng các mô hình và phương pháp giáo dục tiên tiến, hiện đại, điển hình như việc mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khóa học trực tuyến.

Phát triển và nâng cấp chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo của bạn sẽ chỉ được quan tâm khi chúng có chất lượng vượt trội, hỗ trợ tối đa cho người học, giúp người học có thể phát triển về cả kiến thức và kỹ năng. Muốn kinh doanh giáo dục thành công, chương trình đào tạo chính là mấu chốt. Bởi vậy, việc không ngừng phát triển, điều chỉnh và nâng cao chất lượng của các chương trình là điều cần thiết.

Nguồn nhân lực chất lượng cao

Giáo viên, giảng viên đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng chương trình và truyền tải kiến thức đến học sinh. Vì vậy, nguồn nhân lực trong giáo dục, đào tạo cần phải là những người có đầy đủ năng lực, phẩm chất. Ở trường học, học sinh không thể tự lựa chọn giáo viên nhưng  với mô hình kinh doanh giáo dục, người học có thể đưa ra quyết định về việc sẽ tham gia lớp học nào, do ai giảng dạy.

Cần chuẩn bị những gì khi kinh doanh giáo dục?

Phần mềm quản lý thông tin

Khi bắt tay vào triển khai mô hình kinh doanh giáo dục, bạn sẽ nhận ra rằng có rất nhiều vấn đề xoay quanh việc quản lý thông tin. Các hồ sơ, dữ liệu và thông tin bạn cần lưu trữ bao gồm hồ sơ giảng viên, hồ sơ học sinh/ học viên, hồ sơ nhân viên, lịch tổ chức các khóa học, danh sách lớp, bảng biểu thu chi, quản lý học phí,… Học sinh/ học viên của bạn càng đông thì câu chuyện sẽ càng trở nên phức tạp hơn.

Với một phần mềm quản lý trung tâm, bạn có thể sắp xếp, lưu trữ, tìm kiếm và xử lý các loại giấy tờ, hồ sơ, sổ sách,… một cách cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. Cùng với đó, công việc thiết kế, sắp xếp lịch giảng dạy cũng sẽ hiệu quả hơn, tránh tình trạng bị trùng, bị vướng lịch. Công việc thu học phí, trả lương cho nhân viên cũng sẽ có độ chính xác cao hơn. Để việc quản lý hiệu quả hơn bạn có thể tham khảo hệ sinh thái quản lý giáo dục – trường học – trung tâm của Mona Media, 1 gói sản phẩm được tích hợp sẵn toàn bộ tính năng, chuẩn hóa qua hơn 100+ trung tâm đang sử dụng với chi phí thấp cho bạn.

Website dạy học trực tuyến

Website là một kênh thông tin hữu hiệu giúp bạn quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu cho mô hình kinh doanh giáo dục của mìn. Ngay cả khi bạn chưa có ý định phát triển các lớp học trực tuyến thì website cũng là công cụ truyền thông hữu hiệu mà bạn không nên bỏ qua.

Trong trường hợp bạn dự định phát triển website dạy học online hoặc kết hợp giữa lớp học trực tiếp và học online, bạn nên lựa chọn thiết kế website e-learning ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Có như vậy, website của bạn mới được thiết kế với đầy đủ tính năng, có khả năng vận hành hiệu quả và có phần giao diện cuốn hút, tạo được ấn tượng với người sử dụng.

Hồ sơ thành lập cơ sở kinh doanh

Kinh doanh giáo dục được coi là một hình thức kinh doanh chính thức ở nước ta. Do đó, để mở các cơ sở kinh doanh hợp pháp, bạn sẽ cần nghiên cứu về thủ tục và tiến hành đăng ký với các cơ quan nhà nước

Vốn đầu tư

Và cuối cùng là vốn đầu tư. Kinh doanh bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào cũng cần một nguồn vốn nhất định. Ở hình thức kinh doanh giáo dục, nguồn vốn bạn cần bỏ ra sẽ phụ thuộc rất nhiều đến mô hình và nhu cầu cơ sở vật chất của chính mô hình giáo dục đó.

Việc mở trường hay các trung tâm tất nhiên sẽ cần đến nguồn vốn lớn hơn. Do đó, bạn có thể bắt đầu từ việc mở các lớp ngắn hạn, workshop, khóa học online,… nếu nguồn vốn đầu tư ban đầu của bạn không quá lớn.

Mong rằng với những nội dung được chia sẻ trong bài viết của chúng tôi, bạn đã hiểu rõ hơn về kinh doanh giáo dục và những vấn đề cơ bản xoay quanh hình thức kinh doanh này. Chúc bạn thành công với mục tiêu của mình!

Exit mobile version