Các bước đăng ký và cài đặt google Seach Console

Khi đã có một trang web thì bất kỳ webmaster nào cũng muốn web của mình có thể được tìm thấy trên Google Search. Có rất nhiều việc phải làm để có thể đạt được điều đó như tối ưu hóa cấu trúc website, thiết lập Meta Keywords, Description .v.v. Google có cung cấp một dịch vụ miễn phí cho phép các webmaster đăng ký trang web của mình với Google đồng thời quản lý trang web sao cho tối ưu. Đó là google Seach Console.

Google Search Console là gì ?

Cũng giống như Google Analytics, Google Search Console cũng là công cụ hỗ trợ quản lý website được cung cấp miễn phí bởi Google. Khác với Google Analytics thì Google Webmaster Tools sẽ quản lý các liên kết đến website và các từ khóa mà người dùng để truy cập vào web của bạn.

Google Search Console là công cụ hữu ích cho phép người dùng tương tác với Google và điều chỉnh các khía cạnh về cách thức mà Google xem xét trang web của bạn. Các khía cạnh đó có thể là các link nội, ngoại tuyến liên kết đến web của bạn, điều chỉnh tỷ lệ Crawl, kiểm tra từ khóa hay thậm chí là tỷ lệ click through mỗi từ khóa…

Chức năng chính của Google Webmaster Tools bao gồm:

Báo cáo, thống kê các chỉ số trên website như: Tổng số lần nhấp, tổng số lần hiển thị, CTR trung bình, vị trí trung bình

Quản lý sơ đồ trang web( sitemap )

Thống kê những trang web được lập chỉ mục(index)

Kiểm tra tình trạng index từng url/yêu cầu lập chỉ mục website

Kiểm tra file Robots.txt

Xóa Url khỏi kết quả tìm kiếm Google

Thay đổi địa chỉ website

Báo cáo tốc độ load website

Có hàng trăm thứ có thể làm với Google Search Console. Nhưng sẽ tốn rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu này để bạn “thông suốt” được Google Webmaster Tools và khai thác được một cách triệt để.

Google Search Console

Đăng ký sử dụng Google Search Console như thế nào?

Truy cập trang Google Search Console qua url: https://search.google.com/ đăng nhập bằng tài khoản Gmail.

 

Cách thêm trang web vào Google Search Console:

Google Search Console

Sau khi đăng nhập thành công, Google Search Console hiển thị giao diện như trong ảnh:

Click chuột vào ô “thêm trang Web” ( được đánh dấu mầu đỏ )

Sau đó, nhập tên trang web bạn muốn nhận thông báo quản trị từ Google Search Console vào ô bên phải:

Google Search Console

Sau khi nhập xong tên trang web cần quản trị, bạn cần xác nhận quyền sở hữu trang web.

Các cách xác nhận quyền sở hữu trang web với Google Search Console phổ biến:

Google Search Console

Cách 1: Xác minh bằng cách tải và up tệp tin HTML lên hosting chứa website.

Google Search Console

Cách 2: Xác minh bằng cách thêm thẻ meta vào trang web của bạn

Google Search Console

Cách 3: Xác minh bằng quyền sở hữu Google Analytics

Google Search Console

Khi bạn đã đăng ký Google analytics, bạn có thể xác nhận quyền sở hữu trang web trong Google Search Console theo cách này.

Cách 4: Xác minh bằng quyền Google Tag Manager

Google Search Console

Cách 5: Xác minh bằng Nhà Cung Cấp Tên Miền

Google Search Console

Đến đây là bạn có thể vào trong tài khoản search console của mình rồi. Khi mới xác minh xong thì chưa có dữ liệu gì đâu, vì Google mất đến 3 ngày để cập nhật dữ liệu. Một số hình ảnh mình đã thống kê từ website của mình để các bạn hình dung:

Google Search Console

Google Search Console

Cách sử dụng Google Search Console là gì

 

1. Bảng điều khiển

Màn hình đầu tiên bạn thấy trong Google Search Console sẽ là bảng điều khiển. Bảng cung cấp cái nhìn tổng quát vào một số thông tin về trang web, Khung bên trái là các tác vụ báo cáo về trang web, và khung bên phải là số liệu về tác vụ báo cáo đó

Google Search Console

2. Sơ đồ trang web

Sơ đồ trang web (sitemap) là một tệp trong đó bạn cung cấp thông tin về các trang, tệp khác trên trang web của mình và mối quan hệ giữa chúng. Google Search Console cho bạn thông báo đến Google trang web của bạn.

Google Search Console

Bạn chỉ cần nhập đường link sơ đồ trang web và nhấn Gửi (Submit)

 

3. Công cụ xóa URL

Là công cụ tạm thời chặn kết quả tìm kiếm trên Google tìm kiếm tới trang web của bạn.

Google Search Console

Đầu tiên bạn nhấp vào Xóa URL Sau đó nhấn vào Yêu cầu mới. Một hộp thoại xuất hiện

Google Search Console

Sau đó nhập đường dẫn tương đối mà bạn muốn xóa vào.

Có 2 lựa chọn là Xóa tạm thời URL và Xóa URL đã lưu trong bộ nhớ đệm. Xóa tạm thời sẽ xóa kết quả Google tìm kiếm trong 6 tháng và xóa đoạn trích. Xóa URL đã lưa trong bộ nhớ đệm thì chỉ xóa đoạn trích hiện tại, giữ lại URL.

Nếu bạn muốn xóa vĩnh viễn URL, bạn có thể làm 3 cách sau:

  • Xóa, cập nhật nội dung trên trang web. Trả về trạng thái 404, hoặc 410.
  • Chặn truy cập vào nội dung bằng mật khẩu
  • Sử dụng thẻ meta noindex để thông báo cho Google

4. Công cụ kiểm tra URL

Đây là công cụ kiểm tra URL (URL inspection tool) trong trang web. Công cụ này giúp bạn biết được trạng thái chỉ mục hiện tại của các trang, kiểm tra URL trực tiếp, yêu cầu Google thu thập dữ liệu một trang cụ thể và xem thông tin chi tiết về tài nguyên được tải của trang.

Google Search Console

Công cụ kiểm tra URL của Google Webmaster Tool

Google Search Console

Đang kiểm tra 1 URL bất kì

4.1. Kiểm tra URL trong trang web

Xanh: đã lập chỉ mục (indexed and is on Google) và xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google

Vàng: đã lập chỉ mục (indexed and is on Google) và xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google nhưng có vấn đề cần xử lý (has issues)

Xám: chưa lập chỉ mục (is not on Google) bạn nên yêu cầu lập chỉ mục (request indexing)

Độ bao phủ (coverage)

Chi tiết hơn về các thông tin cho URL bạn vừa kiểm tra. Bạn có thể biết URL vừa kiểm tra đã lập chỉ mục và được gởi trong sơ đồ trang web hoặc chưa (submitted and indexed or not)  Có thể Gồm các mục khám phá (discovery) Thu thập dữ liệu (Crawl), Lập chỉ mục (Indexing). Bạn có thể xem được sơ đồ trang web (sitemaps), trang giới thiệu (referring page) và các thông chi chi tiết cách google thu thập dữ liệu của bạn.

Tính năng nâng cao (Enhancements)

Bạn sẽ kiểm tra được trang URL các tính năng nâng cao như tính thân thiện với thiết bị di động (Mobile Usability) đường dẫn breadcrumbs (Breadcrumbs), khung search (sitelink search box)..

4.2. Kiểm tra url đang hoạt động

Công cụ kiểm tra url đang hoạt động ( Test live URL) dùng để kiểm tra khả năng lập chỉ mục của URL đối với Google. Nếu Google lập chỉ mục và chọn URL này là phiên bản chuẩn, thì URL có thể xuất hiện trong kết quả của Google Tìm kiếm với tất cả tính năng nâng cao phù hợp hay không.

 

Phiên bản này giúp bạn thấy được cách google bot đọc trang web của bạn. Sẽ có 3 trường hợp như trên công cụ kiểm tra url (url inspection tool):

Màu xanh: google có thể lập chỉ mục URL này

Màu vàng: Google có thể lập chỉ mục URL này nhưng có vấn đề cần sửa. Bạn có thể đọc hướng dẫn tại phần dưới khi bấm vào mũi tên

Màu đỏ: URL có vấn đề cần sửa chữa để google có thể lập chỉ mục

Google Search Console thực sự là một công cụ có giá trị cho SEO. Nó cho bạn dữ liệu về tất cả các khía cạnh quan trọng trong SEO của một trang web, như là từ khóa, link, crawl error.. Nếu như bạn vẫn chưa sử dụng chúng, thì hãy dành thời gian làm quen với nó, thì nó sẽ giúp trang web của bạn chắc chắn đạt được thứ hạng cao hơn.

 

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KẾT NỐI

Địa chỉ: 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0979.220.223 – 0326.770.776

Email: saigonketnoi20@gmail.com

Website: https://saigonketnoi.vn/

Facebook: https://bit.ly/2I2Osf6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

Bấm để gọi ngay