Google Search Console trước đây có tên gọi là Google Webmaster Tools. Đây là một tập hợp các công cụ được cung cấp miễn phí bởi Google để đề xuất kỹ thuật cải thiện hiệu suất website của bạn. Nó cung cấp các báo cáo, dữ liệu, người dùng tìm đến website bằng từ khoá nào,…Giúp bạn cải thiện nội dung bài viết tốt hơn. Vậy làm sao để sử dụng Google Search Console hiệu quả nhất?
Nhắm mục tiêu quốc gia của người dùng
Đầu tiên ban phải xem ngôn ngữ Blog của bạn là viết cho người dùng tại Mỹ, Anh hay Việt
Nam. Google Search Console sẽ giúp bạn nhắm mục tiêu chính xác đến quốc gia đó. Công cụ này thường bị nhiều người bỏ qua hoặc “lãng quên”
Vào “Lưu lượng tìm kiếm” -> “Nhắm mục tiêu quốc tế” -> Chọn Tab “Quốc gia” -> Click vào ô “Hướng đến người dùng tại” -> Chọn quốc gia blog của bạn nhắm đến -> Lưu lại .
Thêm sơ đồ website vào Google Search Console
Để các bot tìm kiếm của Google nhanh chóng dò tìm và lập chỉ mục. Bạn cần thêm sơ đồ của website vào Google Search Console
Đầu tiên tạo một sơ đồ cho website/blog của bạn. Nếu bạn dùng WordPress và đã cài đặt plugin Yoast SEO thì chỉ cần làm các bước sau:
Vào SEO -> General -> Features -> Ở mục XLM Sitemap bật “On” -> Click vào đấu “?” -> Click ”See the XLM Sitemap” -> Sơ đồ website của bạn hiện ra
Truy cập Google Search Console -> Thu thập dữ liệu -> Thêm/kiểm tra sơ đồ website
Dán đoạn URL vào ô sau tên miền và nhấn nút “Gửi” là xong.
Kiểm tra lỗi lập chỉ mục và khắc phục
Ở phần báo cáo lập chỉ mục bạn sẽ thấy được blog hiện có bao nhiêu trang được lập chỉ mục trên Google. Và nhiêu lỗi không được lập chỉ mục, tại sao lại xảy ra lỗi này
Để kiểm tra báo cáo lập chỉ mục bạn nên chuyển Google Search Console sang giao diện mới. Như vậy bạn có thể dễ dàng xem báo cáo và khắc phục lỗi một cách tốt hơn.
Ở menu bên trái -> Chọn “Thử Search Console mới”
Vào menu “Trạng thái lập chỉ mục” -> bạn sẽ thấy có 4 tab, và tab “Lỗi” là quan trọng nhất
Khi kéo xuống dưới bạn sẽ thấy tất cả các lỗi được liệt kê:
URL đã gửi bị chặn bởi robots.txt
URL đã gửi được đánh dấu “noindex”
Lỗi máy chủ (5xx )
Không tìm thấy URL đã gửi (404): Đây là lỗi quan trọng nhất ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng
Nếu bạn tìm thấy lỗi 404 thì chỉ cần click vào dòng đó. Google Search Console sẽ liệt kê cho bạn tất cả các URL bị lỗi.
Kiểm tra báo cáo về cải tiến HTML
Đây là công cụ Google Search Console cung cấp để kiểm tra sự trùng lặp về thẻ tiêu đề và thẻ Meta Description. Để tốt nhất cho SEO thì về cơ bản bạn cần:
Thẻ tiêu đề có độ dài khoảng từ 65 đến 70 ký tự
Thẻ meta nên viết với độ dài 2 dòng và không quá 300 ký tự.
Các tiêu đề, thẻ meta trên blog cũng không nên bị trùng lặp. Như vậy sẽ làm cho Googlebot không biết index trang nào hoặc index bị trùng lặp.
Để kiểm tra sự trùng lặp bạn vào “Giao diện tìm kiếm’ -> “Cải tiến HTML” -> Như vậy sẽ thấy được các trang bị trùng lặp.
Sau đó bạn click vào từng dòng để thấy tất cả các trang, bài viết trên blog đang bị trùng lặp thẻ tiêu đề hoặc thẻ meta. Bạn truy cập dashboard để đến các trang đó và sửa lại nếu đó là vấn đề. Còn nếu nó không quá ảnh hưởng cho SEO thì bạn có thể bỏ qua.
Kiểm tra liên kết nội bộ và tăng cường internal link
Liên kết nội bộ vô cùng quan trong trong việc tăng cường cấu trúc website. Bởi nó giúp giảm tỷ lệ bounce rate, điều hướng người dùng… hỗ trợ công việc SEO.
Google Search Console báo cáo cho bạn về các liên kết nội bộ đến từng trang đầy đủ.
Vào “Lưu lượng tìm kiếm” -> “Liên kết nội bộ”-> Thấy các trang và số liên kết nội bộ đến trang đó được sắp xếp từ cao đến thấp.
Ngoài ra bạn có thể kiểm tra một trang có bao nhiêu liên kết nội bộ một cách cụ thể. Hãy nhập đường link vào “Tìm kiếm liên kết nội bộ” -> “Tìm kiếm” -> Bạn sẽ thấy thống kê số lượng internal link và các trang cụ thể đang trỏ link về trang bạn tìm kiếm.
Tăng cường thêm sức mạnh cho những trang có nhiều backlink
Bạn sẽ biết được tầm quan trọng của backlink khi bạn đã tìm hiểu về SEO. Blacklink càng nhiều từ những nguồn chất lượng thì website của bạn càng uy tín.
Cách tìm kiếm những trang có nhiều backlink nhất trong Google Search Console:
Vào “Lưu lượng tìm kiếm” -> “Các liên kết tới trang web của bạn” -> “Nội dung được liên kết nhiều nhất của bạn” -> Click “Thêm”. Như vậy bạn sẽ xem được tất cả các trang có backlink nhiều nhất được sắp sếp từ cao tới thấp.
Việc bạn cần làm tiếp theo đó là:
Cập nhật nội dung cho các trang này nhằm tăng chất lượng hơn nữa để có thể kiếm nhiều backlink hơn.
Thêm các liên kết nội bộ vào các trang này để tăng cường cấu trúc site, điều hướng người dùng theo ý của bạn.
Bạn nên vào Google Search Console ít nhất 1 lần/tháng để kiểm tra. Google Search Console là một công cụ hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên không phải vì vậy mà bạn bỏ qua nó và không cần sử dụng. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn cách sử dụng Google Search Console một cách hiệu quả cho website của bạn.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KẾT NỐI
Địa chỉ: 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Điện Thoại : 0979220223 (Ms. Hoa)
Website: https://saigonketnoi.vn/
Email: saigonketnoi20@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/saigonketnoi.vn/
Phương Thảo