Chiến lược marketing là bước căn bản nhằm đạt được mục tiêu là tăng doanh số bán hàng và có một lợi thế cạnh tranh bền vững.
Chiến lược marketing tốt sẽ mang đến những thành công nhất định về doanh thu cũng như phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Hãy cùng Sài Gòn Kết Nối tìm hiểu về chiến lược marketing thành công nhé
Chiến lược marketing là gì?
Chiến lược marketing là một kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Đồng thời chuyển đổi họ trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Các chiến lược marketing của doanh nghiệp thường bao gồm:
- Value proposition (tuyên bố giá trị của doanh nghiệp)
- Thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải
- Các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu
- Phương pháp thực hiện
Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing?
Nếu không có một chiến lược marketing cụ thể, doanh nghiệp sẽ dễ bị mất phương hướng, lãng phí tiền bạc và thời gian cho các kênh truyền thông mà không mang lại hiệu quả. Từ đó, đánh rơi khách hàng tiềm năng vào tay của đối thủ cạnh tranh.
Vì vậy, nếu xây dựng chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với những biến đổi của thị trường, hoạt động và phát triển đúng hướng, tăng lợi thế cạnh tranh.
Các bước xây dựng chiến lược marketing thành công
Nếu doanh nghiệp không có chiến lược marketing cụ thể, vô hình chung bạn đang đặt mình vào “vòng nguy hiểm”, đang trôi nổi giữa đại dương mênh mông không nhìn thấy bến bờ phía trước.
1. Thấu hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn
Bước đi đầu tiên để xây dựng chiến lược marketing chính là thấu hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn sẽ tập trung nhắm tới. Điều này đảm bảo mọi hoạt động marketing và mọi khoản đầu tư của doanh nghiệp sẽ đi đúng hướng.
Thông thường, doanh nghiệp sẽ thu thập các thông tin có liên quan về đối tượng khách hàng và thiết lập buyer persona (hay còn gọi là đặc tính/chân dung của
Việc thiết lập những đặc tính cơ bản (persona) của đối tượng khách hàng mục tiêu chỉ là một bước nhỏ trong việc xác định chi tiết các đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng (demographic) nhằm phục vụ cho chiến lược marketing về sau.
Một khi đã thấu hiểu những đặc tính của đối tượng khách hàng trọng tâm, đã đến lúc doanh nghiệp của bạn tiến hành bước tiếp theo trong hoạt động xây dựng chiến lược marketing.
2. Khảo sát đối thủ cạnh tranh
Ngay cả khi bạn đang công phá thị trường ngách, doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi việc phải cạnh tranh với một vài đối thủ trực tiếp ngang tầm.
Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng. Việc khảo sát chiến lược marketing từ chính các đối thủ cạnh tranh của bạn là một điều vô cùng quan trọng, giúp bạn hiểu rõ cách thức chinh phục khách hàng từ chính đối thủ, và đưa ra những chiến thuật đối đầu sao cho phù hợp.
Trong bước thực hiện này, bạn nên lưu tâm một số khía cạnh như:
Giải mã xem đối thủ đang áp dụng chiến lược gì, và có những chiến lược đối phó hiệu quả.
Hoặc tận dụng những cơ hội mà thị trường đang có để đối phó với những chiến thuật từ đối thủ cạnh tranh.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ bổ trợ để tìm kiếm và xác định chiến lược marketing mà đối thủ cạnh tranh của mình đang áp dụng để tiếp thị khách hàng không chỉ trên nền tảng Digital. Từ đó, doanh nghiệp bạn tự mình xác định những chiến lược marketing có thể trực tiếp cạnh tranh và đối phó với đối thủ của mình một cách chính xác và phù hợp.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể đăng ký email trong các hoạt động marketing của đối thủ. Bạn có thể hình dung tổng quan chiến lược marketing mà doanh nghiệp đối thủ đang triển khai và thực hiện là gì qua những mail mà họ gửi về.
3. Lựa chọn kênh truyền thông
Có rất nhiều những kênh truyền thông tiếp thị hiệu quả mà doanh nghiệp của bạn có thể chọn lựa, từ kênh quảng cáo truyền thống qua các phương tiện đại chúng như báo đài, radio, cho tới những kênh marketing kỹ thuật số hiện đại như SEO, SEM, Facebook Ads hay TikTok Ads.
4. Xác định “phễu bán hàng” của doanh nghiệp bạn
Một trong những cách hữu hiệu để doanh nghiệp của bạn có thể thiết lập chính xác chiến lược marketing, đó chính là xác định “phễu bán hàng” (sales funnel).
Thông thường, các doanh nghiệp đều dựa trên mô hình AIDA (gồm Attention, Interest, Desire và Action) để xây dựng phễu bán hàng cho riêng mình. Mỗi quá trình trong mô hình AIDA đều tương đương với quá trình tiếp cận và mua hàng của khách hàng đối với sản phẩm / dịch vụ doanh nghiệp cung ứng.
5. Thiết lập mục tiêu marketing dựa trên mô hình SMART
Chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy tên mô hình SMART trong quá trình thiết lập và phát triển mục tiêu. Mô hình SMART là một mô hình phổ biến, thường được các doanh nghiệp áp dụng để xây dựng những mục tiêu cho các chiến lược quan trọng.
S.M.A.R.T là từ viết tắt của bốn thành tố: specific (cụ thể), measurable (đo lường được), actionable (có tính thực tiễn), relevant (tính liên quan) và timely (đúng thời gian). Đây chính là các yếu tố cần phải có khi các doanh nghiệp xây dựng một mục tiêu chiến lược cụ thể.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp của bạn phát triển chiến lược marketing phù hợp trong tương lai. Nếu có bất kì thắc mắc hay cần tư vấn gì về Chiến lược marketing cho doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tu vấn tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KẾT NỐI
Địa chỉ: 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Điện Thoại : 0979220223 (Ms. Hoa)
Email : saigonketnoi20@gmail.com
Website: https://saigonketnoi.vn/