Đội ngũ nhân viên Marketing luôn cần đổi mới, sáng tạo, định hướng dịch vụ và tận tuỵ với thương hiệu của công ty. Đó là một yêu cầu cao đối với bất cứ ai, nhưng thực tế thì mỗi maketer phải luôn như vậy.
Những yếu tố để xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp
Một kế hoạch Marketing vững chắc
Đầu mỗi năm tài chính cần phát triển một kế hoạch marketing gắn với những kế hoạch mang tính chiến lược và đảm bảo mỗi thành viên đều hiểu rõ trách nhiệm của họ trong việc hoàn thành nó.
Sử dụng bản kế hoạch của bạn như là bản đồ hướng dẫn với những dự án ưu tiên và đảm bảo rằng đội ngũ của bạn sẽ không đi lệch hướng quá nhiều đối với những nhiệm vụ bất ngờ không liên quan tới chiến lược chủ đạo.
Những buổi họp Brainstorming
Đặt tên cho sản phẩm – Suy nghĩ ý tưởng chủ đề mới cho đêm hội – Mắc kẹt với vấn đề làm hài lòng khách hàng…
Nguyên tắc rất đơn giản: Giải thích vấn đề của bạn – tất cả những ý kiến nảy sinh sẽ trình bày trên bảng trắng. Sự phản đối sẽ không được chấp nhận, tuy nhiên bạn vẫn có thể thảo luận những ý kiến được đồng tình từ nhóm của mình.
Giới hạn thời gian buổi họp của bạn. Cuối cùng, người đặt vấn đề sẽ tổng hợp lại tất cả những ý tưởng được đưa ra. Không cần thiết phải cam kết chọn bất cứ ý tưởng nào sau cuộc họp. Thay vào đó là phát huy năng lực sáng tạo trong nhóm của bạn.
Theo sát dự án
Với nhiều dự án đang được triển khai, theo sát từng dự án là một trong điều khó khăn nhất, nhưng lại thực sự quan trọng đối với một phòng marketing tương đối bận rộn.
Việc theo dõi dự án một cách trực tiếp qua bảng được giao phó cho một vài nhóm. Một số khác dựa vào chương trình quản lý dự án. Hãy tìm một hệ thống làm việc tốt nhất cho nhóm của bạn và đảm bảo rằng mọi người đều bám vào đó.
Một dự án thất bại hay các thành viên làm việc quá tải cũng sẽ tạo nên sự bất mãn cho đại đa số. Bạn cần phải giữ cho đội ngũ của mình không chỉ sáng tạo mà còn phải tập trung tư tưởng.
Mục tiêu cá nhân
Luôn luôn có những điều mới mẻ để tìm hiểu về Marketing. Đầu năm, hãy thêm vào danh sách mục tiêu hàng năm của nhân viên của bạn một mục tiêu phát triển cá nhân.
Mục tiêu đó không cần liên quan trực tiếp tới công việc mà nhân viên của bạn đang làm, nó có thể là một kĩ năng mà họ muốn học để chuyên nghiệp hơn. Chẳng hạn như một copywriter sẽ muốn học về máy thu, một nhà thiết kế đồ hoạ có thể muốn học chiến lược kinh doanh.
Tìm những người hướng dẫn/cố vấn thích hợp để giúp nhân viên của bạn đạt được mục tiêu đó và chắc chắn bạn có thể chứng minh rằng mục tiêu đó đạt được như thế nào – hoặc thông qua 1 hội thảo giáo dục hoặc thực hiện một dự án đặc biệt cho đội ngũ nhân viên của bạn.
Thêm vào một mục tiêu cá nhân cho thấy rằng bạn quan tâm đến thành công sau này mà nhân viên của bạn có thể sẽ đạt được trong lĩnh vực marketing.
Khảo sát sự hài lòng của khách hàng
Xem mỗi dự án như là một cơ hội để học hỏi. Khi tiến hành một dự án, đề nghị nhân viên của bạn gửi một bản khảo sát đến những khách hàng (bên ngoài cũng như nội bộ). Kêu gọi những phản hồi chân thật và xem lại những khảo sát này cùng với nhân viên của bạn bất cứ khi nào hoàn tất một bản.
Đừng xem đó là như là một cuộc thi cho những khách hàng hài lòng nhất, nhưng cần chắc chắn rằng những khách hàng không hài lòng sẽ được chăm sóc chu đáo. Và luôn khuyến khích nhân viên của bạn học hỏi từ những phản hồi mà họ nhận được.
Hội ý hàng tuần
Khi có quá nhiều dự án đang tiến hành, đội ngũ nhân viên của bạn đôi khi sẽ quá nhập tâm vào công việc của chính họ mà quên đi việc giao tiếp với môi trường xung quanh. Hãy đảm bảo rằng, mỗi nhân viên của bạn đều nắm đầy đủ thông tin về tất cả các công việc đang tiến hành bằng những buổi họp hội ý kéo dài 30 phút mỗi tuần. Mục đích là chia sẻ thông tin của dự án, chọn lọc những dự án ưu tiên và lập mục tiêu cũng như giúp những thành viên khác giải quyết vấn đề của họ. Một cuộc hội ý thành công phải đảm bảo rằng mọi thành viên đều có cơ hội để nói cũng như nhận sự giúp đỡ cần thiết đối với họ.
Đảm bảo thời gian dành cho mỗi vấn đề ngắn và cuối mỗi buổi hội ý là thời gian để các thành viên có cơ hội bày tỏ sự biết ơn đối với những người khác.
Những hoạt động cộng đồng
Đội ngũ nhân viên Marketing của bạn thường hướng đến những cái nhìn toàn cầu trong thế giới của họ và muốn tạo ra những khác biệt trong đó. Đáp ứng trách nhiệm xã hội bằng cách dành một ngày cùng với nhân viên của bạn tham gia những hoạt động tình nguyện. Điều đó không chỉ có ích cho xã hội mà còn kết nối nhân viên của bạn.
Những cuộc nói chuyện tạo sự thoải mái có thể ngay trong lúc chuẩn bị bữa ăn cho những người vô gia cư. Quan trọng không kém, bạn có thể tạo cảm hứng để nhân viên của mình tiếp tục tham gia vào những cộng đồng tình nguyện đó.
5 Bước Xây Dựng Một Đội Nhóm Marketing
1. Xác định phòng marketing cần có những vị trí gì, phòng marketing gồm những bộ phận nào
Tôi đã trải nghiệm trong doanh nghiệp nhân sự tầm 1000 người đến công ty dưới 10 người, theo kinh nghiệm bản thân tôi thấy rằng: người quản lý cao nhất của phòng marketing nên là người đã từng trải qua các vị trí. Khi đó họ cũng sẽ tự tuyển dụng các vị trí trong team, và biết cách từng bộ phận nên phối hợp thế nào.
Vậy tóm lại, các nhân sự cần có trong phòng marketing hiện đại ngày nay ( phổ thông nhất) sẽ bao gồm:
Một là trưởng phòng hay leader hoặc “xịn hơn” là CMO (chief marketing officer). Đây là vị trí quan trọng, sẽ định hướng các chiến dịch marketing sẽ đi về đâu, bay cao hay là lao dốc.
Thứ 2 là bộ phận đảm nhiệm nội dung (content)
Thứ 3 là bộ phận về kỹ thuật (technique)
Thứ 4 là nhân sự về booking(đây là bộ phận chuyên đi quan hệ
Phải biết phòng digital marketing cần chức năng gì thì mới bố trí nhân sự
Cụ thể hơn mỗi bộ phận sẽ gồm những nhân sự đảm nhiệm công đoạn, chức năng gì sẽ được viết cụ thể dưới đây.
2. Xác định người lập kế hoạch, chiến lược marketing
Hay còn gọi là planner, người đảm nhiệm vai trò này sẽ lèo lái công việc marketing doanh nghiệp như 1 vị thuyền trưởng trước bão táp từ trên đổ xuống và đôi lúc từ dưới lên trên.
Ông này sẽ lập kế hoạch, lên chiến lược, quản lý chi tiêu, phân bổ ngân sách vào các hoạt động marketing sao cho hợp lý, tiêu đồng nào đáng giá đồng đó.
Người lập kế hoạch marketing luôn luôn quan trọng
Ở một số doanh nghiệp đặc thù, nhãn hàng lớn thì vị trí này kiêm luôn làm giám đốc thương hiệu (brand manager hoặc brand director).
Định hướng được trong giai đoạn tung sản phẩm sẽ phải làm gì, hoặc trong giai đoạn 3 tháng hay 6 tháng, hoặc 1 năm v.v… đó là những trọng trách khó khăn mà CMO hay trưởng phòng marketing phải làm. Nếu định hướng sai, những chi phí truyền thông sau này sử dụng sẽ hoàn toàn lãng phí.
Trưởng phòng marketing sẽ đưa ra chỉ tiêu KPI cho từng nhân sự và cũng là đầu mối chịu trách nhiệm mảng marketing trước ban quản lý, giám đốc. Đầu tháng, đầu quý, hoặc đầu năm, họ sẽ trình bản kế hoạch và xin ngân sách từ ban điều hành trên. Cuối tháng, cuối quý hay cuối chiến dịch marketing sẽ tổng hợp đưa lên trên đánh giá hiệu quả, để điều chỉnh, tối ưu.
Ngoài ra người lên kế hoạch này phải có kinh nghiệm về ngành, thông thạo, giỏi vài kênh truyền thông, quảng cáo để có thể quản lý, đánh giá được hiệu quả cũng như hỗ trợ được nếu cấp dưới gặp khó khăn
Tóm lại planner là 1 vị trí siêu quan trọng, khi tuyển thì không thiếu, nhưng tuyển nhầm người thì … tôi thấy đầy.
3. Xây dựng bộ phận làm nội dung marketing (content)
1 trong những sai lầm phổ biến ở Việt Nam là cứ nghĩ đến content là tự động hiểu là người viết bài.
Vâng. Điều đó sai thực sự.
Làm content là làm gì?
Nói chung là ngoài viết viết viết và viết thì còn rất nhiều dạng content khác.
Nếu chưa biết lập kế hoạch và thực hiện làm content marketing thì bạn phải đọc ngay bài hướng dẫn làm content marketing này
Ở nhóm sản xuất nội dung này thì cần có vị trí copywriter, designer và video editor.
Đây là người đảm nhiệm về phần text, concept, script trên các nền tảng, kênh truyền thông. Copywriter sẽ sáng tạo nội dung (hoặc không thích sáng tạo thì đi copy rồi viết lại hay hơn) , nghĩ ra những tagline, thủ pháp viết bài, lên concept v.v…
Thông thường, người copywriter thời digital sẽ thông thạo bài viết website, nội dung fanpage, landingpage, text trên ảnh, viết mẫu quảng cáo, kịch bản viral video v.v…
Copywriter thì mỗi người sẽ có 1 thế mạnh trên 1 platform. Và đừng nghĩ là 1 người họ có thể viết được về nhiều ngành. Với nhiều ngành đặc thù thì tuyển được người có kiến thức nền về ngành rất khó vì rất hiếm.
Có nhiều doanh nghiệp outsource vị trí này nhưng theo tôi thì người inhouse sẽ làm tốt hơn. Vì về lâu về dài, copywriter sẽ hiểu khách hàng, hiểu sản phẩm hơn, do đó họ sẽ làm nội dung sát và đúng mục đích hơn.
Designer
Ông này sẽ hỗ trợ, hỗ trợ người viết bài làm content, cả 2 có thể cùng hội ý lên ý tưởng cho chiến lược nội dung.
Designer đảm nhiệm làm ảnh chạy quảng cáo, landingpage, banner, v.v…
“Nhà thiết kế” cũng quan trọng không kém người đảm nhiệm công việc viết. Họ phải đảm bảo mặt thẩm mỹ, thiết kế chuyên nghiệp, giữ được nhận diện thương hiệu và vẫn truyền tải được thông điệp truyền thông do ông copywriter nghĩ ra, hoặc đạt được mục đích của chiến dịch marketing.
Thiết kế chuyên nghiệp làm khách hàng yêu thích thương hiệu hơn
Với nhiều doanh nghiệp vị trí designer này hay được outsource ( thuê ngoài). Nếu khối lượng thiết kế không thường xuyên, điều này phụ thuộc vào chiến lược của ông lập kế hoạch, thì có 1 người designer làm việc in-house sẽ không quá cần thiết.
Tôi thấy nhiều bên thuê người vị trí này để tiết kiệm chi phí, có thể thuê 1 bạn freelance hoặc agency
Video editor
Công việc làm nội dung không thể thiếu video. Khi bạn cần 1 video chạy quảng cáo facebook, video sự kiện làm tự liệu truyền thông v.v… nhiệm vụ chỉnh sửa cho video nhìn chuyên nghiệp là điều bắt buộc. Người chỉnh sửa video sẽ ngồi cùng team marketing lên ý tưởng và thực thi.
4. Xây dựng bộ phận đảm nhiệm kỹ thuật (technique)
Kỹ thuật với digital thường gồm có : người làm SEO, quảng cáo, CRM, email marketing, kỹ thuật web v.v…
Seoer
Làm dgital marketing thì gần như SEO là kênh khó bỏ qua. Tại sao? theo 1 nghiên cứu của Neilpatel.com chỉ ra rằng:
Ngân sách marketing được doanh nghiệp thế giới phân bổ thế nào.
Ta thấy rõ ràng các công ty toàn cầu hiện nay dành rất nhiều tiền cho paid ads, như google ads, facebook ads.
Tỉ lệ chuyển đổi thành khách hàng
Tỉ lệ chuyển đổi thì Google ads và facebook ads vẫn là hàng đầu. Không ai có thể phủ nhận điều này.
Tỷ lệ ROI của SEO/content marketing là cao nhất.
Nhưng đặc biệt ở đây, ROI (return of investment) của SEO/content marketing (SEO và content marketing hiện nay không thể tách rời, chúng y như là cá với nước vậy) mới là đem về cho doanh nghiệp nhiều nhất, tốt nhất. Tức là SEO/content marketing là kênh mà bỏ ra ít mà thu lại được nhiều nhất cho doanh nghiệp.
SEO/content marketing không phải có tỉ lệ chuyển đổi cao như 2 kênh paid ads kia, nhưng giá trị lâu dài đem về hơn cả mức gấp đôi. Tôi tin vào những con số của những nghiên cứu của nước ngoài.
Không dám chắc về tương lai của SEO hay các kênh digital marketing khác sẽ có còn như này hay không, nhưng hiện tại chúng ta nên có đầu tư cho SEO.
Hoặc nếu không tự xây, ta có thể thuê ngoài. Công ty làm dịch vụ SEO ở Hà Nội và Sài Gòn rất nhiều. Nhưng về lâu dài, để bảo mật những thông tin của công ty thì tôi vẫn thích có 1 team SEO in-house ( đây là ý kiến cá nhân, ai thấy thuê ngoài tiện và hợp thì cứ làm nhé)
Advertiser
Bây giờ chạy quảng cáo rất phổ biến, facebook với google ads là 2 kênh chủ yếu, ngoài ra cũng có nhiều kênh quảng cáo khác. Nếu làm tốt paid ads có thể tạo ra doanh số ngay lập tức.
Tuyển 1 nhân sự chạy quảng cáo cũng rất dễ. Tuỳ vào sản phẩm, người planner sẽ định hướng nên ưu tiên ngân sách cho kênh paid ads nào.
Phòng marketing sẽ cần ít nhất 1 người chạy quảng cáo facebook hoặc google, hiện nay còn có thêm quảng cáo Cốc Cốc, zalo v.v… Nếu tuyển được người chạy tốt cả nhiều kênh thì sẽ còn tuyệt vời hơn. Nhưng phần lớn những người giỏi quảng cáo, tôi thấy họ thường chuyên 1 kênh thôi.
Quảng cáo facebook cần những hình ảnh ấn tượng và cả nội dung viết lôi cuốn
Nhân sự chạy quảng cáo sẽ phải tính toán, xem xét xem liệu các chiến dịch quảng cáo có thu lại lợi nhuận, hay thu về khách hàng có chất lượng hay không.
Người chạy quảng cáo nên có khả năng tối ưu content quảng cáo. Lí do là khi phân công 1 người làm nội dung, 1 người chạy quảng cáo, nhưng khi chiên dịch quảng cáo kém, không đáp ứng được mục tiêu, thì sẽ xảy ra tình trạng “đổ lỗi”. Người làm nội dung bảo người kia chạy quảng cáo kém, còn người chạy quảng cáo sẽ bảo rằng content này không tốt.
Vậy vị trí này có thể thuê ngoài không? Dĩ nhiên là có. Việc thuê ngoài, freelancer hoặc agency sẽ cam kết về lead (CPL), tương tác (CPE), hiển thị (CPM) v.v.. Tuỳ với doanh nghiệp và sản phẩm để có đưa ra phương án chọn thuê ngoài hay tự làm, không có cái gì áp đặt được như công thức ở đây cả.
Coder
Người coder sẽ đảm nhiệm những công việc về code website, landingpage, họ hỗ trợ người làm SEO, quảng cáo và các bộ phận khác trong phòng marketing.
Coder luôn cần thiết để hỗ trợ
Phổ biến hiện nay coder thường thuê ngoài chứ không cần 1 người in-house. Nhưng tuỳ vào sản phẩm, doanh nghiệp, đôi lúc cần có 1 người hoặc 1 team để đảm bảo khối lượng công việc lớn.
5. Nhân sự đảm nhiệm booking, event
Luôn cần người đảm nhiệm chức năng đi booking. Họ sẽ có quan hệ với báo chí, đặt những bài viết PR trên báo, trên các hot fanpage hoặc liên hệ book KOLs, liện hệ đơn vị tổ chức sự kiện v.v…
Booking báo chí thời digital
Trong phòng marketing hiện đại, tuỳ vào khối lượng công việc, đôi lúc người trưởng phòng, CMO có thể đảm nhiệm booking này luôn. Trừ khi khối lượng công việc quá nhiều, thì mới cần 1 nhân sự riêng biệt chuyên làm công việc này.
Với những doanh nghiệp liên tục phải tổ chức sự kiện, sẽ cần 1 người hoặc 1 team tổ chức event in-house.
Ngoài ra, luôn cần 1 vị trí dạng như customer service. Họ sẽ trực trả lời comment, inbox trên fanpage, trả lời box chat trên website, hoặc gọi điện trả lời khách hàng v.v… Vậy tại sao lại cần vị trí này trong phòng digital marketing? Thời đại hiện nay khi giao tiếp trao đổi với khách hàng luôn cần sự phối hợp giữa offline và online. Khi có nhân sự đảm nhiệm vị trí này ngay sát bộ phận marketing sẽ giúp cho sự phối hợp, hỗ trợ nhau dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều. Sự trao đổi trực tuyến với khách hàng sẽ mang tính tương tác cao, tạo trải nghiệm tốt hơn khi mua sản phẩm, dịch vụ.
Tuỳ vào khối lượng công việc, với những sản phẩm phải thường xuyên tư vấn qua facebook với lượng lớn công việc
Sài Gòn Kết Nối là công ty với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn những phương án marketing tốt nhất với đội ngũ marketing chuyên nghiệp, nhiệt tình, tận tâm.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KẾT NỐI
Địa chỉ: 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Điện Thoại : 0979220223 (Ms. Hoa)
Website: saigonketnoi20@gmai.com
Email: https://saigonketnoi.vn/