Các bước đăng ký và cài đặt google webmaster tools

Khi đã có một trang web thì bất kỳ webmaster nào cũng muốn web của mình có thể được tìm thấy trên Google Search. Có rất nhiều việc phải làm để có thể đạt được điều đó như tối ưu hóa cấu trúc website, thiết lập Meta Keywords, Description .v.v. Google có cung cấp một dịch vụ miễn phí cho phép các webmaster đăng ký trang web của mình với Google đồng thời quản lý trang web sao cho tối ưu. Đó là Google Webmaster Tools.

Google Webmaster Tools là gì?

Google Webmaster Tools là công cụ được Google phát triển và cho phép các nhà quảng trị website sử dụng miễn phí. Với những tính năng tỏ ra vô cùng ưu việt, hỗ trợ đắc lực cho các admin website trong việc nắm bắt tình hình “sức khỏe” mà website mình đang quản trị.

Lợi ích mà Google Webmaster Tools mang lại

1. Giúp bạn quản lý tốt khả năng thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang

Với các công cụ kiểm tra khả năng thu thập dữ liệu, thống kê dữ liệu đã được thu thập (crawled) và lập chỉ mục (indexed), … Search Console sẽ đem lại rất nhiều ích lợi cho việc kiểm tra xem website có bị chặn bot hay không, có bao nhiêu trang trên website đã được Google index, hay kiểm tra xem có bất cứ lỗi nào phát sinh khiến Google không thể thu thập dữ liệu hay không? … Đây đều là những mối lo ngại chung của tất cả các quản trị viên website.

Google Webmaster tools

2. Có thể sử dụng để quản lý tốt các chỉ mục mà Google đã lập

Giúp bạn gửi những nội dung mới nhất trên trang đến các công cụ tìm kiếm để thu thập và index dữ liệu (Crawl và Index). Đồng thời, có thể giúp bạn xóa bỏ (ẩn tạm thời) những nội dung mà bạn không muốn hiển thị trên bảng kết quả tìm kiếm (SERP) như những nội dung spam

3. Giúp bạn tạo và quản lý những nội dung thân thiện với công cụ tìm kiếm

Dựa vào những hướng dẫn và công cụ mà Google đem đến cho người dùng trên công cụ Search Console, bạn có thể tùy chỉnh giao diện hiển trị của các trang trên site, làm nổi bật các kết quả tìm kiếm của bạn trên Website bằng các công cụ đánh dấu dữ liệu (Schema Struscture)

Bạn có thể đánh dấu những dữ liệu này cho một bài review, một tác phẩm hoặc các sự kiện, nhà hàng,… với những thông tin về thứ hạng đánh giá, giá tiền của sản phẩm, thông tin liên hệ hay những sự kiện trên site. Sau đó, những dữ liệu này sẽ được Google trích dẫn và hiển thị lên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm.

4. Giúp quản lý tìm trạng bảo mật của website

Thông qua việc kiểm tra dữ liệu trên trang, Google có thể kiểm tra và phát hiện các vấn đề liên quan đến tình trạng bảo mật của website, bao gồm các phần mềm độc hại, các đoạn mã độc, các liên kết bất thường đến và đi khỏi website…

Bạn cũng sẽ nhận được những thông báo trong Google Search Console khi Google phát hiện tình trạng kém bảo mật trên trang. Tuy nhiên, việc nhận được những thông báo này cũng có nghĩa website bạn sẽ phải chịu một số các “Tác vụ thủ công” mà Google đặt ra (các hình phạt nhằm giảm thứ hạng của một số các trang vi phạm chính sách của Google).

5. Giúp bạn khám phá hình ảnh website bạn trong mắt công cụ tìm kiếm Google và người dùng trên khắp thế giới

Thông qua các báo cáo về những từ khóa mà người dùng đã sử dụng để truy cập website bạn hoặc đã sử dụng để tìm thấy website (có thể họ chưa click vào), bao gồm từ khóa và lượng traffic mà những từ khóa này đem đến cho bạn bao nhiêu traffic trong vòng 90 ngày qua. và những trang nào trên site đã được tìm tháy thông qua từ khóa đó.Bạn cũng có thể kiểm tra thứ hạng trung bình của website cho mỗi truy vấn của người dùng thông qua công cụ này cùng các tùy chọn phân loại số liệu theo thiết bị sử dụng, quốc gia hay trình duyệt web,..

Như vậy, công cụ này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các quản trị viên trong việc quản lý tốt các từ khóa SEO cũng như tìm ra những từ khóa ngách mới cho website.

Google Webmaster Tool

6. Giúp quản lý các liên kết tới website (backlink)

Thông qua Google Search Console, bạn cũng có thể kiểm tra và lập danh sách tất cả các tên miền có đặt backlink đến website bạn, bao gồm cả trang nhận backlink cùng anchor text của backlink.

Bạn cũng sẽ nhận được một báo cáo thống kê về lượng backlink của từng trang trên site, cùng bảng xếp hạng về tần suất được liên kết của từng trang trên site, giúp bạn đánh giá được những nội dung nào trên site đang được quan tâm nhiều nhất và quản lý tốt các backlink trỏ đến website.

Hướng dẫn đăng kí sử dụng Webmaster Tool

Bước 1: Đăng ký tài khoản Gmail

Muốn sử dụng Google Webmaster Tool, người dùng cần có tài khoản Gmail. Nếu chưa có tài khoản, bạn tiến hành đăng ký tài khoản tại đây.

Bước 2: Đăng ký tài khoản GWT (Google Webmaster Tool)

– Đăng ký tài khoản GWT tại địa chỉ: http://www.google.com.vn/webmasters/

– Đăng nhập vào công cụ quản trị trang web: với tài khoản và mật khẩu mà bạn vừa đăng ký với Gmail

– Sau khi đăng nhập, màn hình của Google Webmaster Tool được hiện như sau:

Bước 3: Cài đặt GWT

* Thêm trang web

– Bấm nút [ Thêm trang web ]

– Nhập URL của trang web bạn muốn quản lý:

Ví dụ: nhập địa chỉ trang web là hocwebtructuyen.com

– Bấm [ Tiếp tục ]

Bước 4: Xác minh quyền sở hữu

– Để tìm hiểu về quyền sở hữu trang web: bấm [ Tìm hiểu thêm ]

– GWT đưa ra 2 phương thức dùng để xác minh quyền sở hữu trang web bao gồm: Phương thức khuyến nghị và Phương thức thay thế

*Phương thức khuyến nghị

GWT sẽ yêu cầu bạn tải lên tệp HTML sau đó xác nhận lên bằng cách truy cập vào địa chỉ xác nhận. Nếu quá trình này thành công, Google Webmaster Tool sẽ xác nhận quyền sở hữu trang web của bạn.

Các bước xác minh như sau:

B1:  Tải xuống: Chọn tải xuống [ Tệp xác minh HTML này ]

B2:  Tải tệp tin lên trang web của bạn.

Để thực hiện việc này, bạn có thể dùng giao thức FTP để tải tệp tin lên. Sau khi tải xong bạn chuyển sang bước 3

B3: Xác nhận bằng cách bấm vào đường link trong phương thức khuyến nghị.  Xác minh thành công, trình duyệt hiển thị:

B4: Bấm nút [ XÁC MINH ]

* Phương thức thay thế

GWT cũng đưa ra một số phương thức thay thế để xác minh quyền sở hữu trang web. Người dùng chọn một trong ba cách rồi làm theo hướng dẫn bên dưới.

Dùng thẻ HTML: Thêm thẻ meta vào trang chủ trang web của bạn.

Dùng Google Analytics: sử dụng tài khoản Google Analytics của bạn

Các vấn đề sau đây sẽ được Webmaster Tool báo cáo

Các vấn đề về bảo mật sau đây sẽ được Google webmaster tools báo cáo:

Tấn công phi kỹ thuật (Trang web lừa đảo)

– Chứa nội dụng lừa người dùng thực hiện một hành động nguy hiểm nào đó như yêu cầu cung cấp thông tin mật hay tải xuống những phần mềm chứa mã độc. Bạn có thể kiểm tra báo cáo về vấn để bảo mật để biết trang web của bạn có bị liệt kê vào nhóm này không để khắc phục vấn đề.

Nhiễm phần mềm độc hại: Cấu hình máy chủ

– Bằng cách nào đó, tin tặc đã thay đổi được các tệp cấu hình trên máy chủ của bạn để điều hướng người dùng truy cập trang web của bạn sang một trang web khác có chứa các phần mềm độc hại. Vì vậy, nếu xác định được trang web của bạn đang bị chuyển hướng đến các trang không an toàn hãy kiểm tra lại các tệp cấu hình trên máy chủ của bạn.

Nhiễm phần mềm độc hại: Chèn SQL

– Nghĩa là cơ sở dữ liệu của bạn đã bị tấn công chèn các mã độc vào các bản ghi nội dung và khi người dùng truy vấn đến nội dung đó trang web của bạn sẽ tiến hành tải lên nội dung có nhiễm mã độc đã bị chèn vào trước đó gây hại cho người dùng. Khi xác định được trang web đang bị tấn công cơ sở dữ liệu chúng ta phải nhanh chóng cập nhật lại tất cả các bản ghi trên trang web hoặc nhanh và hiệu quả hơn chúng ta hãy tải lên bản backup của cơ sở dữ liệu thay thế cho cơ sở dữ liệu hiện tại đang bị tấn công. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên thường xuyên backup website của bạn để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.

Cảnh báo phần mềm độc hại chéo trang

– Khi mà trang web của bạn đang cố gắng tải nội dung từ một trang web khác được xác định là chứa mã độc hại và trang web của bạn hoàn toàn có thể bị gắn cờ là độc hại. Cảnh báo cho bạn biết được trang web nào mà bạn liên kết tới chứa mã độc hại và bạn hãy xóa tham chiếu đến trang web đó để trang web của bạn không bị ảnh hưởng.

Kiểu tấn công: Đưa vào URL

– Nghĩa là tin tặc đã lợi dụng lỗ hổng nào đó trên trang web của bạn (như giành quyền truy cập vào một thư mục không an toàn trên máy chủ của bạn hoặc lỗ hổng trên phần mềm đang chạy trên trang web của bạn hay những plugin của bên thứ 3 mà bạn sử dụng trên trang web) để tạo ra các trang mới có chứa các từ hay liên kết spam hoặc chuyển hướng người dùng đến những trang web khác. Bạn có thể kiểm tra trên công cụ tìm kiếm của Google bằng cách gõ vào ô tìm kiếm site: domain nếu trong kết quả hiển thị xuất hiện những trang mà bạn chắn không phải do bạn tạo đồng nghĩa là bạn đã bị tấn công, và điều bạn cần làm đó là tải lên bản backup của website thay cho bản hiện tại đang bị tấn công.

Liên kết URL

Báo cáo cho thấy được những trang nào có nhiều liên kết tới trang web của bạn nhất, những trang liên kết hàng đầu hay những từ hoặc cụm từ dùng để liên kết từ các trang web khác đến trang web của bạn.

Liên kết bên ngoài

– Thống kê tổng sô liên kết từ những trang khác đến trang của bạn, được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ đó bạn có thể biết được trang nào có nhiều liên kết tới web của bạn nhất.

Liên kết bên trong

– Thống kê tổng số nội liên kết giữa các trang trên trang web của bạn.

Các trang web liên kết hàng đầu

– Thống kê về những trang web hàng đầu liên kết đến trang web của bạn, từ đó bạn có thể tìm hiểu thêm về nội dung mà các trang web hàng đầu đang quan tâm và đưa ra phương án để mở rộng chủ đề đó trên trang web của mình.

Văn bản liên kết hàng đầu

– Thống kê những văn bản, từ hay cụm từ nào được các trang web bên ngoài sử

Hãy trải nghiệm dịch vụ Marketing Online trọn gói của Sài Gòn Kết Nối để thấy sự hiệu quả!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KẾT NỐI

Địa chỉ: 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Điện Thoại : 0979220223 (Ms. Hoa)

Website: https://saigonketnoi.vn/

Email: saigonketnoi20@gmai.com

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

Bấm để gọi ngay