Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, đa dạng và phức tạp. Sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp và đồng bộ cao bởi đặc điểm của tiêu dùng du lịch. Vì vậy ngành du lịch cũng bao gồm tất cả các khái niệm, phạm trù về marketing mà các ngành khác đang sử dụng thành công trên thị trường. Marketing du lịch có nghĩa là vận dụng lý thuyết marketing trong lĩnh vực du lịch.
Vì vậy ngành du lịch cũng bao gồm tất cả các khái niệm, phạm trù về marketing mà các ngành khác đang sử dụng thành công trên thị trường.
Marketing du lịch là gì?
Du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất thế giới và đây cũng chính là một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia. Với việc ngày càng có nhiều điểm đến tìm cách thu hút khách du lịch hơn đã khiến ngành này trở nên cực kỳ cạnh tranh. Vì vậy việc có một chiến dịch Marketing du lịch hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp đó. Vậy marketing du lịch là gì và làm thế nào để xây dựng chiến lược Marketing du lịch hiệu quả?
Mục đích của Marketing du lịch là thúc đẩy doanh nghiệp, tổ chức, làm cho doanh nghiệp, tổ chức đó nổi bật hơn so với các đối thủ, thu hút khách hàng và tạo ra nhận thức về thương hiệu. Ngày nay, nhiều chiến lược Marketing du lịch hiện đại sử dụng Internet như website, quảng cáo trực tuyến, Email Marketing, Influencer, Facebook và các nền tảng truyền thông xã hội thường đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing trong du lịch
Trong một doanh nghiệp du lịch, hoạt động Marketing thu hút khách hàng thành công hay thất bại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố đó được chia thành 3 nhóm chính:
Môi trường vĩ mô
- Có thể nói, môi trường vĩ mô là tập hợp tất cả các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố thuận lợi và cả thách thức ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô là yếu tố mà doanh nghiệp không thể khống chế, kiểm soát được. Vì vậy, việc của doanh nghiệp cần làm là theo dõi, thích ứng với các yếu tố đó. Một số yếu tố thuộc môi trường vĩ mô phổ biến như:
Môi trường kinh tế:
- Trong môi trường kinh tế, hai yếu tố chính bao gồm: Yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: GDP, tỷ giá hối đoái, thuế thu nhập doanh nghiệp, lạm phát… Và yếu tố tác động gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp như: thu nhập cá nhân, chỉ số tiêu dùng, tiền tiết kiệm…
Môi trường văn hóa:
- Bao gồm các giá trị về nhận thức, hành vi được hình thành và gìn giữ qua thời gian của từng dân tộc, từng khu vực địa lý, từng cá nhân, nhóm người (thói quen, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống, thị hiếu…)
Môi trường tự nhiên:
- Bao gồm các yếu tố thuộc về tự nhiên như cảnh quan, mức độ ô nhiễm môi trường, hiện tượng tự nhiên (mưa, bão, lũ…)
- Môi trường dân số/ nhân khẩu học: Bao gồm các yếu tố như dân số, mật độ dân số, độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ học vấn, nghề nghiệp…
Môi trường công nghệ:
- Doanh nghiệp du lịch cần theo dõi xu hướng phát triển cũng như có sự thích ứng nhanh với sự đổi mới công nghệ.
Môi trường bên trong
- Môi trường bên trong của doanh nghiệp du lịch chịu sự tác động bởi cách ứng xử của người cung ứng, các trung gian Marketing, đối thủ cạnh tranh, công chúng và khách hàng.
Người cung ứng:
- Những thay đổi xuất phát từ người cung ứng thường gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm bắt các thông tin quan trọng để lường trước các khó khăn và đưa ra phương án ứng biến kịp thời.
Trung gian Marketing:
- Có thể kể đến ở đây là các công ty vận chuyển, tổ chức lữ hành, khách sạn…
Đối thủ cạnh tranh:
Hiểu được đối thủ cạnh tranh cũng như điểm mạnh, điểm yếu của họ sẽ là một điểm cộng lớn giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược Marketing du lịch hiệu quả.
Khách hàng:
- -Khách hàng đã sử dụng dịch vụ trong quá khứ, khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
Môi trường nội bộ của doanh nghiệp
Các nhân tố thuộc môi trường nội bộ của doanh nghiệp bao gồm:
Khả năng tài chính:
Đây là yếu tố quan trọng đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động Marketing dịch vụ nói riêng.
Nguồn nhân lực:
- Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ và tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất, công nghệ – kỹ thuật:
- Nhóm nhân tố này giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu kinh doanh cũng như chất lượng dịch vụ.
- Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp
- Trình độ tổ chức hoạt động Marketing du lịch
Vai trò của Marketing du lịch là gì?
Dưới đây là 5 vai trò của Marketing du lịch trả lời cho câu hỏi lý do vì sao hoạt động marketing trong ngành du lịch lại quan trọng:
Xác định thị trường mục tiêu lý tưởng
- Bước đầu tiên để phát triển một chiến dịch marketing thành công chính là xác định đâu là thị trường mục tiêu lý tưởng. Sự lý tưởng này còn thay đổi tùy thuộc vào sự trải nghiệm của khách hàng.
Thu hút khách hàng mới và phát triển lòng trung thành
- Khi đã xác định được thị trường mục tiêu, điều kế tiếp cần làm chính là phải xây dựng chiến lược tiếp cận những khách hàng tiềm năng này. Vì lòng trung thành của khách hàng chính là mấu chốt nên cần nhiều thời gian để xây dựng nhận thức thương hiệu cho khách hàng và tạo các chiến dịch liên tục, có tính liên kết để tạo ấn tượng với những khách hàng có sẵn và thu hút thêm khách hàng mới.
Hiểu được hành trình của khách hàng
- Trong ngành du lịch, mục tiêu cuối cùng chính là bán “trải nghiệm” – một thứ vô hình, không phải vật chất. Điều này có nghĩa là hành trình mua hàng của khách hàng trong ngành du lịch khác hẳn với các ngành khác và đi kèm với những thách thức riêng dành cho những “người bán”. Hiểu được “chuỗi hành trình” mà khách hàng trải qua trước khi mua hàng chính là yếu tố then chốt để đạt được một chiến dịch marketing thành công.
Giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh
- Khi ngành du lịch ngày càng trở nên cạnh tranh hơn thì việc quan trọng chính là làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên nổi bật. Làm nổi bật những nét độc đáo hoặc điểm khác biệt về doanh nghiệp là một trong những cách tốt nhất để giúp khách hàng nhận diện doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn.
Tập trung vào những chiến thuật hiệu quả nhất
- Bằng việc sử dụng các công cụ nghiên cứu và phân tích, một chiến dịch marketing cho phép bạn đánh giá được nguồn lực nào đang giúp bạn tiếp cận các khách hàng mục tiêu một cách tốt nhất và sau đó cần tập trung vào các nguồn lực đó để đảm bảo đạt được chỉ số cao nhất có thể.
7 Chiến lược Marketing du lịch hiệu quả để thu hút khách hàng
Lập kế hoạch Marketing du lịch cho điểm đến của bạn
- Tạo một kế hoạch Marketing du lịch có thể là điều quan trọng nhất bạn làm cho hoạt động marketing trên internet của mình. Nếu không có kế hoạch, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của mình, khó theo dõi những gì bạn đang làm, xác định lý do tại sao bạn làm điều đó và liệu nó có hiệu quả hay không?
- Tạo kế hoạch marketing du lịch cho phép bạn vạch ra quy trình từng bước để thành công, vì vậy hãy bắt đầu tạo kế hoạch chiến lược marketing và thường xuyên cập nhật khi chiến lược của bạn có thay đổi. Một trong những công cụ xây dựng chiến lược hiệu quả là sử dụng mô hình 7P trong Marketing Mix.
Có thể nói, môi trường vĩ mô là tập hợp tất cả các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp.
Hợp tác với các influencers để quảng bá cho địa điểm của bạn
- Sử dụng những influencers trực tuyến như một cách marketing hiệu quả cho các khách sạn và du lịch đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Những influencers là những người đã tạo dựng được lượng người theo dõi thương hiệu cá nhân của họ, như các blogger, vlogger YouTube, Instagrammers,…
- Mục tiêu chính là tìm được influencers tạo dựng những content liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Dù số tiền bỏ ra có nhiều hơn so với quảng cáo truyền thống nhưng mức độ hiển thị thường lớn hơn nhiều.
Tạo dựng các cuộc thảo luận và đánh giá địa điểm trên Facebook
- Một cách tuyệt vời để tăng cường Marketing du lịch chính là tạo một nền tảng thảo luận xung quanh trang Facebook của bạn. Một số doanh nghiệp sử dụng trang Facebook của họ làm nền tảng dịch vụ khách hàng.
- Có rất nhiều khách có thắc mắc về các vấn đề xoay quanh dịch vụ của bạn, và bạn dùng Facebook để trả lời các câu hỏi đó. Hầu hết các câu hỏi đều đơn giản nhưng sự tin tưởng và đánh giá cao của khách hàng mới là thứ bạn thu về!
Sáng tạo lên những video, hình ảnh, bài đăng hấp dẫn giới thiệu về địa điểm
- Toàn bộ thế giới trực tuyến đang có xu hướng chuyển sang nền tảng video. Video sẽ truyền tải được một lượng lớn thông tin trong thời gian rất ngắn, vì vậy đó là một cách tuyệt vời để giới thiệu bạn là ai và bạn làm gì.
- Việc tạo các video hữu ích giới thiệu những việc cần làm trong khu vực của bạn, các mẹo hữu ích về cách đi lại, sự thật thú vị và bí mật chỉ dành cho người dân địa phương,… sẽ là một cách hiệu quả để quảng bá địa điểm của bạn.
Sử dụng những thử thách để kích thích sự quan tâm của khách hàng
- Thử thách chính là thứ được yêu thích trên Internet, đôi khi chỉ với dòng tiêu đề cũng kích thích được niềm đam mê chinh phục của khách hàng và khiến khách hàng có hứng thú với địa điểm của bạn hơn.
Tập trung marketing dựa theo phân loại khách du lịch
- Một trong những phần quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch Marketing du lịch nào là biết bạn đang “bán trải nghiệm” cho ai. Nếu bạn không xác định được đâu là khách hàng mục tiêu theo từng loại dịch vụ, những nỗ lực của bạn sẽ bị chìm nghỉm trong đám đông cạnh tranh của ngành du lịch này. Ví dụ: thanh thiếu niên, gia đình, cặp đôi, trung niên, khách phượt,…
Tận dụng các thiết bị di động một cách tối đa
- 75% thế hệ trẻ thích nhắn tin hơn là gọi điện và dành nhiều thời gian trên điện thoại hơn tất cả các thiết bị khác cộng lại. Họ cũng đi du lịch thường xuyên hơn bất kỳ thế hệ nào khác.
- Hãy tận dụng tối đa hoạt động Marketing du lịch trên thiết bị di động bằng cách tiếp cận với đa số người dùng di động. Lựa chọn thường thấy nhất là đăng ảnh và video lên mạng xã hội: cho những người theo dõi của bạn thấy một góc nhìn độc đáo về nơi đến của bạn mà những người khác không chia sẻ, hướng dẫn họ qua một chuyến tham quan ảo về những việc họ yêu thích để làm và xem bằng những bức ảnh đẹp, kể về những câu chuyện ở nơi bạn muốn quảng bá…
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KẾT NỐI
Địa chỉ: 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0979.220.223 – 0326.770.776
Email: saigonketnoi20@gmail.com
Website: https://saigonketnoi.vn/
Facebook: https://bit.ly/2I2Osf6