Case study -tầm quan trọng trong marketing

Case study là cách tuyệt vời để chuyển đổi lead thành khách hàng thực sự. Công cụ này sẽ xây dựng uy tín cho thương hiệu. Chứng minh sản phẩm của bạn có thể giải quyết vấn đề của người dùng. Và cho khách hàng tiềm năng thấy họ sẽ được trải nghiệm những gì khi sử dụng dịch vụ của bạn.

Case study là gì?

Case study là bảng phân tích một dự án, chiến dịch hoặc công ty trong đó làm rõ hoàn cảnh, đề xuất giải pháp, hành động cụ thể và xác định những yếu tố quyết định thành bại.

Case study thường được format dưới dạng:

  • PDF download: hình thức này có thể nói là phổ biến nhất
  • Trang web: Website công ty thường thêm phần này vào câu chuyện khách hàng
  • Slidedeck: Slide thuyết trình cũng có thể hiệu quả trong trường hợp này
  • Video: Nếu có thể, quay một video chất lượng cao cũng là ý tưởng không tồi

Các viết một Case Study

Nếu ta đã chỉ ra nguyên nhân tại sao các cases tudy là một tài sản của doanh nghiệp thì nó có thể xem như là ý tưởng tốt nhất để bắt đầu ngay bây giờ. Tuy nhiên, nếu không có nền tảng phù hợp, Case Study của bạn có thể sẽ trở nên nhàm chán hoặc tệ hơn, có thể sẽ đẩy lùi khách hàng tiềm năng thay vì thu hút họ.

case study trong marketing
                                         case study trong marketing

 

Bước 1. Tìm khách hàng hoặc dự án phù hợp để đưa vào hồ sơ

Điều đầu tiên mà bạn nên làm là tìm những ứng cử viên tốt nhất mà bạn có thể tạo hồ sơ cho Case Study đầu tiên của mình. Mặc dù việc chọn khách hàng và dự án mới nhất của bạn sẽ dễ dàng hơn, nhưng có nhiều thứ khác cần cân nhắc, đặc biệt là khi bạn viết và thiết kế Case Study của mình. Hãy suy nghĩ về những điều sau đây:

Những loại dự án nào bạn muốn làm nhiều hơn? Bạn muốn làm việc với kiểu khách hàng nào?

Lý tưởng nhất, Case Study của bạn sẽ mang lại cho bạn các dự án mà bạn muốn làm nhiều hơn và thu hút nhiều khách hàng bạn muốn hợp tác hơn.

Có các con số hay thống kê mà bạn có thể trình bày làm bằng chứng rằng dự án của bạn đã thành công? 

Các Case Study mang lại hiệu quả tốt nhất khi có bằng chứng thực về giá trị mà bạn cung cấp. Bằng chứng đó thường xuất hiện dưới dạng các con số. Nếu bạn là một nhà thiết kế web, bạn có thể theo dõi số lần nhấp vào các nút “Mua hàng” trên các trang web mà bạn đã thiết kế. Những người viết nội dung có thể theo dõi lưu lượng truy cập và chia sẻ trên mạng xã hội mà bài viết của họ nhận được.

Các nhà phát triển có thể theo dõi các chỉ số cụ thể quan trọng đối với khách hàng, chẳng hạn như ứng dụng chạy nhanh như thế nào và số lượng người dùng tải xuống hoặc sử dụng ứng dụng hàng tháng. Nếu độ tin cậy là quan trọng trong lĩnh vực của bạn, bạn cũng có thể theo dõi số giờ hoặc ngày cần thiết để bạn giao dự án đó.

Bước 2. Kể một câu chuyện hấp dẫn

Bây giờ bạn có tất cả thông tin cần thiết để bắt đầu với một Case Study, hãy xem cách bạn có thể biến tất cả thông tin đó thành một câu chuyện hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và giữ sự quan tâm của họ.

Chọn một góc độ
Công việc đầu tiên của bạn là tìm góc độ. Thông thường, đây là kết quả cụ thể mà bạn đã đạt được cho khách hàng của mình, là điều mà bạn sẽ xây dựng trong suốt Case Study này. Bởi vì tầm quan trọng của góc độ của bạn, do đó, nó không có gì ngạc nhiên khi nó có thể trở thành tiêu đề của Case Study của bạn.

Sử dụng giọng nói mạnh mẽ

Cho dù bạn sử dụng một giọng điệu nghiêm trang hay bình thường trong Case Study của bạn, thì nó phụ thuộc vào ngành công nghiệp của bạn và thương hiệu của bạn. Điều quan trọng là để đảm bảo rằng cho dù giọng điệu nào mà bạn sử dụng, giọng viết của bạn phải mạnh mẽ. Điều này có nghĩa như sau:

  • Vào thẳng vấn đề.Như “Elements of Style (các yếu tố phong cách)” của Strunk and White đã đặt nó, “Omit needless words (Bỏ qua những lời không cần thiết).” Hãy trực tiếp nhất có thể bằng cách sử dụng càng ít từ càng tốt để bạn có thể kiếm được điểm. Đừng lặp đi lặp lại các ý tưởng một cách không cần thiết bằng cách lặp lại cùng một luận điểm trong suốt Case Study của bạn.
  • Quyết đoán.Đừng ngại tán dương cho các ý kiến, ý tưởng và thành tích của bạn. Thay vì sử dụng các cụm từ như “Khách hàng có thể tăng lưu lượng truy cập trang web của họ”, hãy thay bằng “Tôi đã giúp khách hàng tăng lưu lượng truy cập trang web của họ”. Hãy rõ ràng về vai trò tích cực mà bạn đã thực hiện trong quá trình đó và các kết quả đó.

Giữ nó hấp dẫn

Quan trọng nhất, tập trung vào câu chuyện mà bạn đang cố gắng kể trong Case Study của bạn. Các câu chuyện thường có một khởi đầu thú vị, một phần giữa để giải thích và một kết luận thỏa mãn. Khi nói đến các Case Study, khởi đầu thú vị của bạn là một tuyên bố về vấn đề hoặc xung đột mà khách hàng của bạn đã phải đối mặt trước khi bạn đi vào bức tranh đó. Phần giữa là mô tả về quy trình từng bước bạn đã sử dụng để giải quyết xung đột này và kết thúc chứa kết quả bạn đạt được và cách điều này đã thay đổi hoạt động kinh doanh và cuộc sống của khách hàng tốt hơn.

case study trong marketing
                                  case study trong marketing

Bước 3. Thêm lời kêu gọi hành động

Cuối cùng, điều quan trọng là thêm lời kêu gọi hành động vào Case Study của bạn. Điều này là để khuyến khích khách hàng tiềm năng quan tâm liên hệ với bạn hoặc để bắt đầu một cuộc trò chuyện về nhu cầu của họ

Những ưu điểm của case study là gì ?

Tính thực tiễn trong khi học tại trường được nâng cao một cách tối đa.

  • Trong quá trình học tại trường thì các sinh viên được học rất nhiều lý thuyết về môn học hay ngành học của mình. Chính vì vậy một bài tập lớn về tình huống có thật liên quan đến môn học sẽ giúp cho sinh viên áp dụng tốt lý thuyết vào thực tiễn hơn. Việc này cũng giúp cho sinh viên có thêm nhiều điều kiện để áp dụng lý thuyết vào thực tiễn nhiều hơn trước khi ra trường

 Giúp cho người học chủ động, sáng tạo và đặc biệt là sự hứng thú trong môn học, ngành học

  • Trái với việc học thông thường trước đây là chúng ta bị nhồi nhét quá nhiều lý thuyết vào đâu mà không có dịp để vận dụng nó để rồi bị quên rất nhiều những kiến thức đã học. Vì cách học lý thuyết một cách thụ động thì khó có thể nhớ được. Chính vì thế mà sinh viên cần đến Case study nó giúp cho họ có thể vận dụng được kiến thức ngay sau khi học cũng như vận dụng những kiến thức đã học để phân tích tình huống hay sáng tạo ra các cách giải quyết tình huống đó dựa trên lý thuyết mà họ được học. Điều này giúp cho sinh viên sẽ hứng thú học hơn rất nhiều.

Khi làm case study sẽ giúp cho kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng khác được nâng cao

  • Khi các bài tập lớn được giao về các tình huống thì cần các sinh viên chia nhóm để cùng nhau làm việc chính vì vậy mà kỹ năng làm việc nhóm tăng lên đây là kỹ năng rất cần thiết khi làm việc tại các công ty. Cùng với đó là các kỹ năng về phân tích cũng như trình bày và giải quyết vấn đề cũng được tích lũy. Khi chúng ta hoàn thành bài tập lớn đó thì sẽ bị hỏi về vấn đề đó đây là lúc chúng ta cần bảo vệ ý kiến cũng như phản biện lại những câu hỏi của người khác. sau quá trình bảo vệ thì khả năng đó cũng được tăng lên đáng kể

Giảng viên cũng thu được rất nhiều kinh nghiệm và cách giải quyết khác nhau của vấn đề từ sinh viên

  • Khi giảng viên hướng dẫn hay dạy các bài tập lớn bản thân họ cũng thu lại được rất nhiều kinh nghiệm từ sinh viên. Thu thập các cách giải quyết khác nhau để làm phong phú hơn giáo trình cũng như bài giảng của mình. Hay để điều chỉnh lại các bài tập cho sát với thực tế hơn.

Các tình huống, vấn đề sát với lý thuyết sẽ có tính ứng dụng rất cao

  • Với các tình huống hay vấn đề sát với lý thuyết sẽ giúp cho sinh viên có thể hệ thống lại toàn bộ kiến thức mình đã học để vận dụng giải quyết vấn đề được giao. Không những sử dụng lý thuyết đã học mà phải tìm hiểu thêm về các lý thuyết liên quan bên ngoài chương trình học để giải quyết vấn đề
  • Khi vấn đề được giải quyết nếu giải quyết tốt có thể đem cách giải quyết đó ứng dụng vào thực tế luôn vì các tình huống và vấn đề được đưa ra đều lấy từ thực tế nên nếu sinh viên làm tốt có thể đó là một cách giải quyết hay cho thực tế.

Nhược điểm của case study

Mặc dù thế nhưng Case Study cũng có những hạn chế. Khối lượng dữ liệu rất khó tổ chức và các chiến lược phân tích và tích hợp dữ liệu cần phải được suy nghĩ cẩn thận. Báo cáo kết quả từ các phương pháp nghiên cứu nhiều trường hợp đôi khi cũng gặp nhiều thách thức, đặc biệt là liên quan đến giới hạn từ cho một số bài báo.

Vận dụng Case Study trong marketing

Dưới đây là 8 cách có thể tận dụng Case Study trong các chiến lược của mình:

1. Lập trang Case Study chuyên biệt

Bạn có thể tự làm nên một trang web riêng về các Case Study marketing mà bạn đã nghiên cứu. Đây có thể là một kho dữ liệu và là nơi mà nhiều người cần tìm đọc để họ biết cách xử lý nếu gặp những Case Study mà bạn từng trải qua. Hãy đặt những title dễ nhớ, dễ tìm và gợi mở để người truy cập có thể dễ dàng tìm thấy.

2. Cách trình bằng một Case Study trên trang chủ của bạn

Cung cấp cho khách truy cập trang web về các bằng chứng để khách hàng hài lòng và hiểu hơn về doanh nghiệp. Trang chủ của bạn là nơi hoàn hảo để làm điều này.

3. Triển khai CTA trượt/pop-up

Thử nghiệm các loại CTA trượt/ pop up trên các bài viết và gắn các link đến trang về case study của bạn. Không cần làm các cửa sổ lớn hay chình ình giữa màn hình. Bạn có thể đặt ở vị trí tinh tế hơn để đủ gây chú ý nhưng không làm khách hàng khó chịu.

4. Viết bài đăng trên blog về các mẫu Case Study

Bạn có năng khiếu viết, xin chúc mừng bạn, một bài blog thật hay về Case Study cũng rất tuyệt vời để độc giả biết đến nó. Hãy xác định chính xác những gì bạn muốn truyền tải, sử dụng từ ngữ đơn giản, ví dụ cụ thể. Cách đặt tiêu đề cũng cần chú ý tạo điểm nhấn, hãy quan tâm đến những khó khăn của khách hàng và tư vấn họ về cách để vượt qua. Bài viết dài, nhưng dí dỏm cũng sẽ thu hút được rất nhiều người đọc.

5. Tạo video

Sẽ chẳng có gì lạ vì Youtube đang nổi lên như cồn và nếu bạn đầu tư được một video hoàn chỉnh để miêu tả về Case Study của bạn thì thật sự tuyệt vời. Khách hàng sẽ thích xem, nghe hơn là đọc bài bài dài đằng đẵng. Bạn nên đầu tư về chất lượng hình ảnh, cách sắp xếp phân đoạn để thể hiện rõ ý tưởng của mình.

6. Chia sẽ Case Study lên các mạng xã hội

Đây là một kênh rất phù hợp để bạn tuyên truyền về các Case Study của chính mình.

Bạn có thể chia sẻ và gắn thẻ khách hàng vào bài đăng, đầu tư một chút content ở đầu bài post và đưa link ở cuối bài đảm bảo link của bạn sẽ được thu hút hơn. Thậm chí, hãy cập nhật ảnh bìa của bạn lên Twitter, Facebook. Tìm trên Linkedln và thêm các Case Study của bạn và danh sách ấn phẩm. Chia sẻ vào các nhóm liên quan….

case study trong marketing
                                        case study trong marketing

7. Sử dụng Case Study trong Email Marketing

Nhưng nó sẽ chỉ phù hợp nếu bạn đã có sẵn danh sách phân đoạn theo ngành, ví dụ như bảo hiểm, tín dụng… Điều này sẽ giúp bạn nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng cả ở hiện tại và trong tương lại.  Bạn cũng có thể “cày” lại các lead cũ, vì biết đâu bạn sẽ gặp may mắn vì khách hàng sẽ luôn có nhu cầu.

8. Phổ biến các Case Study về kịch bản sale cho nhân viên của bạn.

Khi đội ngũ nhân viên sale gọi điện cho khác hàng để bán các sản phẩm mà bạn quảng cáo, bạn cần có những kịch bản sale cụ thể về từng tình huống, từng giai đoạn để cuộc nói chuyện dễ dàng đem lại kết quả và chốt sale nhanh.

Không nhất thiết trong cuộc gọi tư vấn là những cuộc hội thoại về tính năng và lợi ích. Các bạn sale sẽ cần những cách xử lý tình huống để thuyết phục khác hàng dễ hơn.

Hãy áp dụng các case study trong sale marketing để thấy sự khác biệt.

Để có những kế hoạch SEO cũng như marketing toàn diện hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KẾT NỐI

Địa chỉ: 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Điện Thoại : 0979220223 (Ms. Hoa)

Website: https://saigonketnoi.vn/

Email: saigonketnoi20@gmai.com

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

Bấm để gọi ngay