Dù bạn là freelancer ngày ngày bán chữ hay doanh nghiệp đang triển khai content marketing thì “công cụ” content mapping đều có thể áp dụng được. Tìm hiểu ngay về content mapping
Content Mapping có thể làm được gì?
Bạn có thể dùng nguyên văn tiếng Anh Content Mapping hoặc chuyển ngữ sang tiếng Việt với tên gọi thân quen hơn: Bản đồ nội dung. Sau khi điền đầy đủ thông tin vào Content Mapping template, bạn có thể:
Phác họa chân dung độc giả và mức độ nhận thức của họ về thương hiệu
Hiểu rõ hành trình mua hàng điển hình của nhóm khách hàng tiềm năng
Xác định dạng content phù hợp theo từng giai đoạn
Chủ động chuẩn bị ý tưởng và nghiên cứu thông tin hữu ích
Muốn đạt được 4 điều trên, trước tiên, bạn cần hiểu rõ chân dung khách hàng và vòng đời điển hình của họ.
Tại sao phải xây dựng Content Map?
“Content is King” vẫn là một trong những câu nói kinh điển đã đi sâu vào tiềm thức của những người làm Content. Thông điệp của câu nói này, hiểu một cách đơn giản, nghĩa là “Content quan trọng bậc nhất. Mọi thứ khác chỉ đứng thứ 2.” Muốn Content đạt hiệu quả thì phải gắn được nó với nhu cầu và mong muốn thực sự của audience, phải khiến audience cảm thấy từng câu từng chữ đều đang nói về bản thân họ.
Nghe qua thì có vẻ đây là một lời khuyên với đường hướng rất rõ ràng. Nhưng khi bắt tay vào thì mọi thứ lại không hề dễ dàng như vậy. Chính vì thế, Content Map ra đời, với mục đích giúp Content Creator brainstorm và sắp xếp các content ideas vào đúng những phân khúc khách hàng phù hợp, tại những thời điểm thích hợp của diễn biến nhận thức tâm lí.
Xây dựng Content Map như thế nào?
Nếu coi Content Map như một biểu đồ, thì cột X sẽ là biến “buyer persona” (đối tượng), và cột Y sẽ là biến “lifecycle stage” (diễn biến vòng tâm lí). Đây là hai yếu tố cốt yếu trong một Content Map, giúp người làm Content có nền tảng để brainstorm và sắp xếp ideas vào những vị trí thích hợp trong bản kế hoạch.
Buyer Persona (Đối tượng mua hàng)
Trước khi bắt tay vào sản xuất content, marketer luôn luôn phải có cái nhìn cụ thể và rõ ràng về đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới. Một bản Buyer Persona cho những phân khúc khách hàng khác nhau sẽ là “bản đồ” định hướng các nước đi của một marketer.
Các yếu tố cơ bản của một bản Persona bao gồm: Background (Công việc, lộ trình sự nghiệp, hoàn cảnh gia đình), Demographics (Giới tính, Độ tuổi, Mức thu nhập, Nơi sống), Goals (Các mục tiêu cơ bản và mục tiêu thứ cấp), Challenges (Các khó khăn mà đối tượng đang gặp phải), What can we do? (Doanh nghiệp có thể đưa ra các hướng giải quyết gì để giúp đối tượng đạt được mục tiêu?).
Hướng dẫn cách làm Content Maps
Để tạo bản content map: cần phải lên các ý tưởng nội dung để nhắm đến phân khúc đối tượng cụ thể bạn cần phải làm quen với việc vẽ chân dung khách hàng & hành trình mua hàng để có được bản kế hoạch Content Maps dành riêng cho doanh nghiệp của bạn.
Khi nói đến nội dung, một nội dung hiếm khi phù hợp với tất cả phân khúc khách hàng. Để đảm bảo rằng nội dung của doanh nghiệp có hiệu quả trong việc tạo và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, bạn cần cung cấp đúng nội dung, đến đúng người , vào đúng thời điểm . Bản kế hoạch Content Map là quá trình làm việc đó. Mục tiêu của Content Map nội dung cần làm rõ.
+ Các đặc điểm của người mua (Buyer Personas).
+ Giai đoạn vòng đời khách hàng (Lifecycle Stages).
Chân dung khách hàng (Buyer Personas)
Là hình ảnh người tiêu dùng lý tưởng, mang đầy đủ những đặc tính mà bạn mong muốn. Người này có những nhu cầu cụ thể và bạn phải giải quyết những nhu cầu đó để họ mua hàng/ sử dụng dịch vụ của bạn. Để phác họa được chân dung này, bạn cần dựa trên cơ sở dữ liệu về nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, khu vực sinh sống, sở thích…) và hành vi mua hàng của nhóm khách hàng tiềm năng.
Chân dung khách hàng càng đầy đủ thông tin, bạn càng dễ xây dựng thông tin phù hợp với nhu cầu của họ. Và đến một lúc nào đó, khi bộ sưu tập chân dung khách hàng trở nên phong phú hơn, bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn tùy chỉnh content tương thích với từng nhóm khách phù hợp.
Vì vậy, hãy xây dựng chân dung khách hàng bằng những câu hỏi cơ bản như:
Họ thuộc độ tuổi bao nhiêu, giới nam hay nữ, sống ở khu vực nào, sở thích ra sao…? (những thông tin nhân khẩu học)
Họ làm nghề gì?
Họ trải qua một ngày như thế nào? (lịch trình sinh hoạt, các công việc thường nhật…)
Họ có những nỗi đau nào? Bạn giúp họ giải quyết vấn đề gì?
Điều gì là quan trọng đối với cuộc sống của họ?
Họ thường xem tin tức ở đâu? (báo giấy, website, fanpage…)
Họ không thích sản phẩm của bạn ở điểm nào?
Ngoài ra, bạn nên sử dụng template xây dựng chân dung khách hàng với những bước chi tiết hơn.
Giai đoạn vòng đời khách hàng (Lifecycle Stages).
Nếu chỉ nhắm đến người mua hàng thì bạn mới bắt đầu với content mapping phần còn lại bạn cần làm là biết tâm lý khách hàng đang nằm ở giai đoạn nào của chu kì mua (tức là khoảng cách giữa họ để quyết định mua hàng). Vị trí này trong chu kỳ mua được gọi là giai đoạn vòng đời khách hàng.
Sẽ có 3-5 cách để phân đoạn chu kì mua hàng, An sẽ chia sẻ cách cơ bản 4 chu kì mua hàng theo mô hình marketing kinh điển là AIDA: Nhận thức , cân nhắc và quyết định .
- Nhận thức: Trong giai đoạn nhận thức, một người đã nhận ra và bày tỏ các triệu chứng của một vấn đề hoặc cơ hội tiềm năng.
- Cân nhắc: Trong giai đoạn xem xét, một người đã xác định rõ ràng và đặt tên cho vấn đề hoặc cơ hội của họ.
- Quyết định: Trong giai đoạn quyết định, một người đã xác định chiến lược, phương pháp hoặc cách tiếp cận giải pháp của họ.
Bằng cách kết hợp personas người mua với các giai đoạn trong vòng đời, bạn thực sự có thể tập trung vào các phân khúc cụ thể của đối tượng và nội dung phù hợp để cộng hưởng với từng phân khúc đó.
Lifecycle Stages (Diễn biến vòng tâm lí khách hàng)
Mọi thứ trong cuộc sống đều có một “vòng đời” của riêng mình, và diễn biến tâm lí khách hàng cũng như vậy. Thuật ngữ “Lifecycle Stages” dùng để chỉ vòng đời của diễn biến tâm lí khách hàng – một cụm từ bạn sẽ thường xuyên gặp phải ở rất nhiều các tài liệu khác.
Content chạm tới đúng người chưa đủ, mỗi loại content lại được thiết kế để “tấn công” khách hàng tại những thời điểm khác nhau. Và bởi vậy, chạm tới đúng người, nhưng còn phải đúng thời điểm nữa, thì content mới phát huy tác dụng.
Lifecycle Stages ra được chia làm 3 giai đoạn chính: Awareness (Nhận thức), Consideration (Cân nhắc) và Decision (Quyết định).
- Nhận thức: Trong giai đoạn nhận thức, con người nhận ra được các vấn đề mà bản thân đang gặp phải thông qua một content khơi gợi cảm xúc hay suy nghĩ của họ. Lúc này content đóng vai trò “mồi lửa” cho sự nhận thức ấy. Vào thời điểm này, đừng để họ phải đọc quá nhiều thông tin về sản phẩm, mà hãy dùng các content đánh vào cảm xúc của họ.
- Cân nhắc: Trong giai đoạn cân nhắc, con người đã xác định được rõ ràng và thậm chí đặt tên cho vấn đề của họ. Khi ấy, họ cần rất nhiều lượng thông tin hữu ích để cân nhắc xem có nên sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn hay không. Đây là thời gian bạn đưa ra những góc nhìn cụ thể về sản phẩm, dịch vụ của mình và cho thấy sản phẩm ấy sẽ giúp họ giải quyết các vấn đề vướng mắc ra sao. Hãy khiến họ cảm thấy những thông tin bạn đưa ra là vô cùng hữu ích.
- Quyết định: Trong giai đoạn quyết định, khách hàng đã xác định được chắc chắn họ nên làm gì để giải quyết vấn đề của bản thân. Và lúc này nếu như từ phía doanh nghiệp có chương trình ưu đãi hoặc các hành động khuyến khích mua hàng, họ sẽ cực kì dễ bị “cưa đổ”.
Để có những kế hoạch SEO cũng như marketing toàn diện hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KẾT NỐI
Địa chỉ: 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Điện Thoại : 0979220223 (Ms. Hoa)
Website: https://saigonketnoi.vn/
Email: saigonketnoi20@gmai.com