Kiểm tra index của website

Với những thiết kế website mới tạo thì thời gian để được google index dữ liệu thường sẽ lâu hơn. Thời gian google index các bài viết mới cũng phụ thuộc nhiều yếu tố như là tốc độ load của website, chất lượng hosting, chất lượng nội dung website, chất lượng của các bài viết trước đó của website. Chẳng hạn một website có tốc độ tải lâu, hoặc hosting hay chập chờn thì các con bọ sẽ bị gián đoạn việc thu thập dữ liệu, hoặc mất quá nhiều thời gian dẫn đến việc tạm ngưng thu thập dữ liệu trên website đó.

index của website

Với những thiết kế website mới tạo thì thời gian để được google index dữ liệu thường sẽ lâu hơn.

Bên cạnh đó, google cũng thường xuyên thay đổi thuật toán tìm kiếm và thu thập dữ liệu là thay đổi các kết quả tìm kiếm SERPs. Chính vì vậy, hiểu được cách google index làm việc và biết các phương pháp để gia tăng tốc độ index của website là điều mà bất kỳ SEOer nào cũng phải nắm rõ và cập nhật thay đổi của google liên tục.

Index là gì? Cách kiểm tra google index website hay chưa?

Google index là một thuật ngữ rất quan thuộc trong làm SEO. Theo đó hầu như không có SEOer nào là không biết về index. Tuy nhiên thực tế khái niệm index là gì vẫn được nhiều người đặt ra và tìm hiểu. Đặc biệt không nhiều người biết về cách kiểm tra google index website hay chưa. Vậy nên trong góc tư vấn hôm nay spseo.vn sẽ giải đáp chi tiết những vấn đề ấy giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất.

2. Google index là gì?

Google index là một tập hợp cơ sở dữ liệu khổng lồ được sắp xếp chỉ mục trên hệ thống máy chủ ứng dụng các phần mềm với thuật toán sắp xếp của Google Google index được hiểu là quá trình Google sắp xếp dữ liệu website được thu thập.

Từ đó, sắp xếp thứ hạng website trả về kết quả khi người dùng tìm kiếm.

Việc phân biệt và hiểu rõ khái niệm sẽ giúp bạn dễ dàng xác định và phân tích vấn đề trong quá trình phân tích SEO cho website sau này. Thực tế có khá nhiều SEO mặc dù có kinh nghiệm làm SEO nhưng vẫn chưa phân biệt rõ hai khái niệm này. Tất nhiên là hai quá trình này có sự hỗ trợ và liên quan mật thiết đến nhau.

Quá trình thu thập dữ liệu hay crawl dữ liệu chỉ là quá trình các Spiders bò trên website để tìm kiếm và thu thập thông tin mang về hệ thống cơ sở dữ liệu lưu trên máy chủ Google. Đến đây chắc có lẽ bạn cũng hiểu tại sao gọi Google bot là Spider và hành động thu thập dữ liệu là Crawl.

Sau quá trình crawl dữ liệu, Google đã có dữ liệu trên hệ thống máy chủ của mình. Việc kế tiếp của họ là sắp xếp thông tin sao cho khi người dùng tìm kiếm dữ liệu, Google sẽ trả về kết quả tương thích nhất cho người dùng. Để đạt được mục đích chính “mang nội dung tương thích nhất cho người dùng tìm kiếm”, Google cần phải có phương pháp phân loại thông tin, sắp xếp hợp lý và khoa học.

Google index website của bạn như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, sau quá trình crawl dữ liệu sẽ là quá trình lập chỉ mục. Quá trình này có thể hình dung rằng sau khi đội thám hiểm Google trở về từ chuyến tham quan lãnh địa của bạn, họ sẽ bắt đầu sắp xếp thông tin thu thập được và các thông tin và chỉ số của bạn sẽ được niêm yết trong một hệ thống thông tin đồ sộ.

Sau đó, khi có người có nhu cầu liên quan đến nơi của bạn, Google sẽ giới thiệu nơi các nơi mà họ đã tham quan với thứ tự đánh giá theo tiêu chí của họ. Đây chính là quá trình khi người dùng tìm kiếm và Google tra cứu thông tin từ cơ sở dữ liệu của mình hiển thị cho người dùng.

Chưa hết, đến đây đôi khi cũng chỉ là sự khởi đầu, sau khi có người ghé thăm website của bạn, Google tiếp tục đánh giá website của bạn thông qua những thông tin phản hồi từ người dùng như: hành vi truy cập, sự chia sẻ và đánh giá của họ. Lúc này Google vẫn liên tục có những đánh giá lại với thông tin mà họ thu thập được thêm.

Nếu bạn là một người làm SEO hay bắt đầu làm SEO

Đổi lại vai trò, bạn sẽ là nhà thám hiểm vương quốc Google. Bạn cần tìm hiểu các thuật toán của Google để hiểu được cách sắp xếp chỉ mục của họ. Google hiện có hàng trăm tiêu chí xếp hạng chính và hàng nghìn tiêu chí nhỏ. Kể từ năm 2011, Google đã từng tuyên bố họ sẽ có khoảng 500 cập nhật mỗi năm trong việc điều chỉnh, thay đổi tiêu chí. Hãy bắt đầu chuyến hành trình của bạn bằng cách search Google với những kiến thức SEO/SEM liên quan.

Vì sao trang web của bạn chưa được Google Index?

Tốc độ load trang chậm: Các con “bot” của Google có quá trình “sinh hoạt” và “hoạt động” gần giống với hành vi của một người dùng thông thường. Và để quyết định xem trang web của bạn có đủ điều kiện để Index hay không, hệ thống hay công cụ quét của Google Index cần xem qua nội dung của bạn trước. Và nếu trang web load quá lâu, các “bot” không chờ được se thoát khỏi trang trong khi chưa index nội dung nào.

Để quyết định xem trang web của bạn có đủ điều kiện để index của website hay không, hệ thống cần xem qua nội dung của bạn trước

1. Website có vấn đề về code

Một trong các lý do khiến website của bạn chưa được index có thể là do phần mã code. Hãy kiểm tra lại xem trong các mã code của website bạn có chứa malware (mã độc) hay các thành phần đáng nghi ngờ hay không và tiến hành khắc phục sớm nhất có thể.

2. Website của bạn chưa có sitemap hoặc cấu trúc lộn xộn

Mỗi một trang web chuẩn đều phải có một sitemap.xml và đây cũng chính là bản sơ đồ giúp Google Boot có thể truy cập và xem xét nội dung cho website của bạn. Để tạo một site map theo “chuẩn GOOGLE” bạn có thể tham khảo trong phần quy định về sitemap của Google.

3. Bạn chưa thông báo với Google nội dung cần Index

Một thao tác cần thiết sau khi thực hiện bài viết hoặc nội dung website là bạn cần khai báo cho Google biết. Thực hiện điều này bằng cách vào Google Webmaster Tool, submit link URL và chờ khoảng 10-15 ngày Google sẽ xác nhận và kiểm tra trang của bạn. Trong một tuần, bạn có thể submit 500 link như thế đến Google.

4. Bạn chưa bỏ chế độ riêng tư trên website

Trong nhiều thiết kế website với giao diện WordPress có tính năng bảo mật riêng tư. Đây là tính năng giúp chúng bạn xây dựng nội dung, không cho phép bất kì công cụ nào vào index của website khi chưa có cấu trúc hoàn chỉnh, hãy kiểm tra lại xem bạn có “bỏ quên” phần này sau khi làm xong website hay không. Nếu có, hãy điều chỉnh lại để Google có thể “nhìn thấy” website của bạn!

Làm thế nào để Google index của website tốt website của bạn?

Ở đây, cần làm rõ Google index tốt nghĩa là Google cũng sắp xếp thứ hạng website của bạn tốt chứ không chỉ đơn thuần là Google index. Cần lưu ý Google index nhanh là một tín hiệu tốt, nhưng chưa hẳn website của bạn sẽ được đánh giá và sắp xếp thứ hạng tốt. Có thể xem và hiểu rằng đây là tiêu chí cộng hưởng. Vậy làm thế nào để Google index tốt website của bạn? Câu trả lời đơn giản nhất là làm sao cho website của bạn được Google đánh giá cao với các tiêu chí đánh giá của Google.

index của website

Mỗi một trang web chuẩn đều phải có một sitemap.xml và đây cũng chính là bản sơ đồ giúp Google Boot.

Như đã nói, có hàng trăm tiêu chí chính và hàng nghìn tiêu chí phụ, việc của bạn là cần tìm hiểu càng sâu và càng nhiều các tiêu chí để tối ưu hoá website của mình. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi đưa ra vài điều bạn cần lưu ý sau:

1. Google crawl

Đã được đề cập ở trên nên không nhắc lại. Tất yếu khi Google crawl website của bạn tốt, bạn cũng đã đáp ứng được phần nào trong các tiêu chí đánh giá của Google. Tạo ra những khởi đầu tốt đẹp cũng sẽ giúp ích rất nhiều và thuận lợi về sau.

2. Biên tập nội dung

Nội dung cần được biên tập tốt và chất lượng, quan trọng nhất là sự liên quan.

3. Phổ biến liên kết

Trong tương lai gần, liên kết thuần tuý có thể bị giảm độ quan trọng trong tiêu chí đánh giá của Google khi Google phát triển ML & AI. Thế nhưng liên kết được người dùng yêu thích và click nhiều, được người dùng chia sẻ nhiều một cách tự nhiên cũng sẽ giúp cho website của bạn được đánh giá cao.

4. Hãy suy nghĩ giống Google

Mục đích của Google là tạo ra cỗ máy tìm kiếm giúp người dùng tìm kiếm những thông tin hữu ích nhất một cách tiện lợi nhất. Các kỹ sư của họ vẫn đang miệt mài làm việc này để nâng cấp cỗ máy của họ. Suy nghĩ giống Google là hướng đến người dùng. Nếu bạn có đủ kiến thức, đôi khi có thể nói bạn có thể đi trước cả Google về việc hướng người dùng. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn và không quá lo ngại với những cập nhật thay đổi liên tục của Google.

5. Hãy hướng đến người dùng

Như tiêu chí trên, mục đích của Google cũng chỉ là hướng đến người dùng. Tạo ra website hướng đến người dùng sẽ giúp cho website của bạn tồn tại bền vững hơn trên Google. Đừng quá vì các yếu tố kỹ thuật mà khiến website mất điểm trong mắt người dùng. Cần nhớ rằng SEO/SEM cũng chỉ là mang người truy cập đến website của bạn, đừng bỏ qua việc sau đó họ có đi đến quyết định mua hàng hoặc quay lại sử dụng dịch vụ của bạn nữa hay không.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KẾT NỐI

Địa chỉ       : 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Điện Thoại : 0979220223 (Ms. Hoa)

Website      : saigonketnoi20@gmai.com

Email          : https://saigonketnoi.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

Bấm để gọi ngay