Marketing trong ngành y tế

Marketing trong ngành y tế không còn là điều mới lạ, hầu hết các bệnh viện, phòng khám đều biết cách xây dựng chiến lược marketing riêng cho mình, như xây dựng website và quảng bá thương hiệu trên social media. Nhưng nếu cứ mải miết đi theo lối mòn thì dần dần các thương hiệu trong ngành chăm sóc sức khỏe cũng sẽ bị nhạt nhòa.

Mục đích của việc thực hiện marekting trong ngành y tế:

Để truyền tải thông tin của cơ sở y tế đến các thành viên liên quan (thành viên nội bộ, bệnh nhân/người nhà,.). Mối quan hệ giữa chuyên môn-dịch vụ và marketing trong ngành y tế tương tự như mối quan hệ giữa làm-nói. Các cơ sở y tế có chuyên môn-dịch vụ tốt nhưng không biết cách làm marketing trong ngành y tế phù hợp thì tương tự như làm được mà nói không được – trường hợp này không ổn.

Ngược lại, các cơ sở y tế có chuyên môn-dịch vụ không tốt nhưng nói quá về làm marketing trong ngành y tế thì tương tự như chưa làm được mà nói quá hơn những giá trị của sản phẩm/dịch vụ – trường hợp này cũng không ổn. 2 trường hợp bất ổn này có thể tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ sở y tế như thiếu thông tin đến với bệnh nhân/khách hàng, hoặc gây mất lòng tin của bệnh nhân/khách hàng so với thực tế,…

Thời điểm phù hợp khi thực hiện marketing trong ngành y tế:

Chức năng chính của marketing trong ngành y tế là để “nói” những gì cơ sở có thể làm được nên hoạt động này có thể được chuẩn bị và triển khai ngay khi cơ sở y tế có sản phẩm/dịch vụ đầu tiên. Marketing trong ngành y tế sẽ cung cấp thông tin đúng mực cho khách hàng nếu được triển khai phù hợp. Nếu không thực hiện marketing trong ngành y tế thì bệnh nhân/khách hàng sẽ thiếu thông tin, việc này sẽ có thể gây nên những tác động tiêu cực đến cả bệnh nhân/khách hàng và cơ sở y tế. Tương tự, nếu “nói quá” những gì làm được cũng có thể nguy hiểm không kém.

Các hoạt động marketing trong ngành y tế và chiến lược phát triển chung:

Tất cả các kế hoạch hoạt động của cơ sở y tế cần đi đúng hướng phát triển chiến lược để có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn-trung hạn-dài hạn đã đặt ra. Các hoạt động marketing trong ngành y tế cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, một trong những đặc điểm quan trọng của marketing trong ngành y tế là độ biến đổi khá nhanh dựa vào xu hướng phát triển của thị trường chung, đặc biệt trong thời đại phát triển vũ bão của công nghệ thông tin thì digital marketing sẽ có tốc độ thay đổi chóng mặt. Vì thế, mục tiêu ngắn hạn (khoảng 1 năm) là sát sườn với các kế hoạch marketing trong ngành y tế của cơ sở y tế. Việc lập kế hoạch marketing trong ngành y tế chi tiết như thế nào để vừa đủ có thể thực hiện tốt và vừa đủ có thể thay đổi khi cần thiết, là một sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật.

Những chiến lược có thể thực hiện ở marketing trong ngành y tế

1. Tạo quan hệ với các blogger

Cộng đồng blogger đã phát triển liên tục trong những năm qua. Họ có 1 số lượng độc giả hùng hậu. Thực tế nghiên cứu đã chỉ ra rằng 81% tư vấn mà người dùng tin tưởng đến từ các blogger. Bằng cách hợp tác với các blogger thực lực, bạn sẽ tăng được lượng khách hàng tiềm năng đáng kể.

Saint Agnes Halthcare đã phát triển một chiến dịch liên kết với các blogger để tạo ra nhận thức cho người dùng trong tháng “Nhận thức về Ung thư vú”. Họ kết nối với nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy con cái và lối sống để nâng cao hiểu biết của người dùng đối với sức khỏe vú và chụp quang tuyến vú. Kết quả chiến dịch đã gặt hái được rất nhiều thành công trong việc truyền tải thông điệp về cách tầm soát Ung thư vú.

2. Tổ chức Open House

Một cách tuyệt vời để mở rộng mạng lưới chăm sóc sức khỏe tại địa phương và tiếp cận được các bệnh nhân tiềm năng đó là tổ chức Open House (ngày mà công chúng được mời tới tham quan tổ chức y tế, chăm sóc sức khỏe của bạn).

Ý tưởng marketing này giúp bạn quảng bá hình ảnh thương hiệu, các dịch vụ, thủ tục mới của cơ sở y tế của mình. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để bạn kết nối với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và khách hàng tương lai tại địa phương. Open House cung cấp một phương pháp tiếp thị cá nhân, nơi mà bác sĩ có thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với bệnh nhân trong 1 môi trường thoải mái, cởi mở. Lưu ý, hãy nhớ thu thập những thông tin của người tham dự để target lại khách hàng với email marketing, SMS marketing,…

Chìa khóa để tạo ra một ngày Open House thành công là thu hút người tham dự bằng cách cung cấp các lợi ích cụ thể như: tặng món khai vị, đồ uống trong lúc tham quan bệnh viện/cơ sở y tế. Bạn cũng đừng quên đăng tải thông tin tiếp thị về Open House trên các kênh mạng xã hội như Facebook để quảng bá sự kiện và tăng số lượng người đăng ký.

marketing lĩnh vực y tế
marketing lĩnh vực y tế

Lời khuyên để bạn có được 1 sự kiện Open House tuyệt vời:

  • Lên kế hoạch trước – dành ít nhất 6-8 tuần để quảng bá sự kiện
  • Nghiên cứu, chọn thời gian tổ chức thuận tiện nhất cho người tham dự.
  • Yêu cầu người dùng điền vào danh sách muốn tham dự Open House để lấy thông tin liên hệ từ họ.
  • Khi tổ chức sự kiện, có thể live demo để cung cấp hình ảnh trực tiếp cho người dùng MXH.
  • Nếu có các chương trình, sự kiện giảm giá, hãy “phô bày” trong ngày Open House để thu hút bệnh nhân mới.
  • Hợp tác với các công ty dược, thiết bị y tế, đơn vị truyền thông,… cho phép họ tham gia vào sự kiện để quảng cáo chéo và tăng thêm số lượng tiếp cận.

3. Khuyến khích bệnh nhân đánh giá

Khuyến khích bệnh nhân đánh giá trên website, mạng xã hội là ý tưởng marketing ngành y tế tuyệt vời để thúc đẩy khả năng hiển thị trực tuyến của bạn. 74% người dân ở Hoa Kỳ hoạt động trực tuyến và trong số đó, 80% tìm kiếm thông tin về sức khỏe trên mạng internet. 29% người dùng đã xem online thông tin về 1 bác sĩ hoặc bệnh viện cụ thể. Điều này có nghĩa là các đánh giá của bệnh nhân là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín thương hiệu và tăng khả năng hiển thị trực tuyến của bạn so với đối thủ cạnh tranh.

Có nhiều nền tảng mà Google đã lập chỉ mục cho đánh giá của bệnh nhân, ví dụ như: Facebook, Yelp, Google My Business, Healthgrades,… Tất cả nền tảng này đều đem lại lợi ích về mặt danh tiếng và xếp hạng tìm kiếm cho cơ sở y tế của bạn.

4. Tiếp thị giới thiệu thông qua các bác sĩ/chuyên gia ở marketing trong ngành y tế

Một chương trình tiếp cận với các bác sĩ chuyên ngành có thể là yếu tố cốt lõi để xây dựng và phát triển cơ sở bệnh nhân cho trung tâm y tế của bạn. Hãy xây dựng một nhóm hoặc một cá nhân đại diện để kết nối với các bác sĩ chuyên ngành bằng cách cung cấp cho họ các tài nguyên và thông tin của bệnh viện. Khi tạo được mối quan hệ vững chắc với những chuyên gia/bác sĩ giỏi, họ sẽ giúp bạn mở rộng tầm ảnh hưởng, củng cố uy tín và tăng số lượng bệnh nhân mới.

Trách nhiệm của một người đảm nhận vai trò liên lạc/quản lý mối quan hệ với bác sĩ bao gồm:

  • Thăm hỏi, tạo mối quan hệ với các bác sĩ/chuyên gia
  • Duy trì và phát triển mối quan hệ
  • Kết nối với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe địa phương
  • Cung cấp cho bác sĩ/chuyên gia về các thủ tục, phương pháp điều trị,.. mà bệnh viện của bạn cung cấp
  • Truyền thông, giới thiệu bệnh nhân mới
  • Theo dõi, đánh giá kết quả đạt được

5. Cung cấp giá trị có thể mang về

Hãy tạo ra một tài liệu ngắn chủ đề y khoa, hình ảnh, DVD về cách ăn uống, chăm sóc sức khỏe,… hay bất cứ thứ gì tương tự như thế và đưa cho bệnh nhân để họ có thể mang về nhà tham khảo, thực hiện theo. Không có nhiều chuyên gia y tế làm điều này nhưng nó sẽ là 1 cách tuyệt vời để nhắc nhở bệnh nhân luôn nhớ về trung tâm chăm sóc sức khỏe của bạn. Họ sẽ gọi điện hoặc đến gặp bác sĩ tại cơ sở của bạn để xin ý kiến hướng dẫn nếu có điều gì đó thắc mắc trong quá trình xem và thực hiện theo tài liệu. Lưu ý, hãy ghi rõ thông tin bệnh viện và cách nhận được hỗ trợ ngay phía dưới của tài liệu để bệnh nhân có thể liên hệ khi cần.

marketing lĩnh vực y tế
marketing lĩnh vực y tế

6. Thử thách cải thiện sức khỏe

Bắt đầu một thách thức để cải thiện sức khỏe dành cho các bệnh nhân và khuyến khích họ chia sẻ những thay đổi tích cực của bản thân trên phương tiện truyền thông xã hội. Bạn nên gắn thẻ tổ chức của mình khi thực hiện ý tưởng marketing này. Có thể khuyến khích người dùng tham gia bằng cách đưa ra các giải thưởng như thẻ ưu đãi bữa ăn sức khỏe tại nhà hàng, thẻ tập miễn phí tại phòng tập gym trong vòng 1 tháng, thiết bị chăm sóc sức khỏe,…

7. Tiếp thị qua email

Hình thức tiếp thị này được coi là cách hiệu quả nhất để truyền tải thông điệp đến khán giả. Gửi email có nội dung mới nhất như bất kỳ bài đăng trên blog hoặc bất kỳ thông tin gần đây nào khác của bệnh viện sẽ là một nguồn tốt để theo dõi.

Gửi nội dung qua email cũng mang lại cảm giác cá nhân cho khán giả và họ thích đọc nội dung đó theo họ, nguồn này là xác thực. Ngoài ra, việc giữ nút kêu gọi hành động có thể là một yếu tố hữu ích để có được khách hàng tiềm năng.

Do đó, việc tạo ra một chiến lược tiếp thị nội dung cho các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bằng cách ghi nhớ mọi khía cạnh là rất quan trọng. Chiến lược xây dựng thương hiệu bệnh viện nên bao gồm một điểm bán hàng độc đáo thu hút khán giả.

Bây giờ bạn đã biết nhiều yếu tố khác nhau để đưa vào trong khi tạo chiến lược tiếp thị nội dung cho thương hiệu chăm sóc sức khỏe của mình, hãy đảm bảo bạn thực hiện nó với sự cẩn thận tối đa. Một chiến lược tốt sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ, và cuối cùng thúc đẩy các quyết định mua hàng với thói quen tập thể dục toàn diện.

Hãy đến với chúng tôi – Sài gòn kết nối để có những dịch vụ marketing tốt nhất

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KẾT NỐI

Địa chỉ: 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Điện Thoại : 0979220223 (Ms. Hoa)

Website: https://saigonketnoi.vn/

Email: saigonketnoi20@gmai.com

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

Bấm để gọi ngay