Những vấn đề cần chú ý khi phân tích website và công cụ trợ giúp

Website hiện nay đã trở thành “bộ mặt” của rất nhiều doanh nghiệp. Làm sao để biết website của bạn đã đạt chuẩn, đã vận hành hiệu quả hay chưa? Làm sao để thu thập được những thông tin để giúp bạn hiểu được sâu sắc hơn về khách truy cập của mình? Những công cụ phân tích website này sẽ giúp bạn làm điều đó.

Vì Sao Cần Phân Tích Website?

Trong thời đại digital, website gần như là một “ngôi nhà” online của doanh nghiệp. Mỗi “ngôi nhà” sẽ có một mục tiêu khác nhau: Mời khách đến chơi thật nhiều, giúp khách nhớ đến chủ nhà hay “dụ” khách mua hàng…

Việc phân tích website sẽ giúp bạn hiểu vì sao những vị khách thích đến “nhà” của bạn, hay vì sao “nhà” bạn chẳng có ai ghé đến, hiểu được những gì khách làm gì ở trong nhà bạn, họ xem thứ gì, họ đến từ đâu… Từ đó bạn sẽ biết cách cải thiện nhà mình, biết cách đối đãi với những vị khách ra sao để đạt được mục đích của mình.

Những Vấn Đề Cần Phân Tích Của Một Website

Nghe phân tích thì có vẻ cao siêu và rộng quá, và bạn chẳng biết bắt đầu từ đâu cả. Dùng công cụ tìm ra một đống số liệu và bạn không biết dùng chúng để làm gì. Đâu là những vấn đề bạn cần hiểu khi vận hành một website?

1.       Mục đích của website

User Experience là trải nghiệm người dùng khi họ đang tương tác hay sử dụng cái gì đó, cụ thể ở đây là trang web của bạn. Nghĩa là bạn hiểu những vị khách của mình đang trải nghiệm những gì và cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó khi đến chơi nhà.

Sau khi phân tích được vấn đề này thì nhiệm vụ tiếp theo thuộc về bộ phận thiết kế web, họ sẽ cải thiện để đáp ứng 3 yếu tố

Giúp người dùng đạt được mục đích khi vào trang web

Đạt được mục đích đó một cách dễ dàng

Cảm thấy hài lòng, thích thú.

2. UI – User Interface

User Experience là trải nghiệm người dùng khi họ đang tương tác hay sử dụng cái gì đó, cụ thể ở đây là trang web của bạn. Nghĩa là bạn hiểu những vị khách của mình đang trải nghiệm những gì và cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó khi đến chơi nhà.

Sau khi phân tích được vấn đề này thì nhiệm vụ tiếp theo thuộc về bộ phận thiết kế web, họ sẽ cải thiện để đáp ứng 3 yếu tố:

  • Giúp người dùng đạt được mục đích khi vào trang web
  • Đạt được mục đích đó một cách dễ dàng
  • Cảm thấy hài lòng, thích thú.

3. UI – User Interface

User Interface là những gì người dùng nhìn thấy trên website, tức là thiết kế, bố cục giao diện của website, từ hình ảnh, nội dung đến điểm nhận diện thương hiệu

Dựa trên UX và UI, bạn sẽ biết phải trang trí, sắp xếp “nhà cửa” như thế nào để người bước vào có cảm giác dễ chịu, bị thu hút và muốn quay lại vào những lần sau.

4. Content

Nếu có một ngôi nhà mới tinh hoàn toàn chưa có gì trong đó, bạn chỉ cần lên kế hoạch sắm sửa nội thất, vật dụng ngay từ đầu. Nhưng đối với một ngôi nhà đã có vô số thứ đồ đạc bên trong, bạn sẽ phải làm một nhiệm vụ khó khăn là xem xét lại tất cả, cái nào tốt, cần giữ lại, cái nào không tốt, cần bỏ đi, cái nào đã lỗi thời, cái nào cần sửa chữa

Content trên trang web cũng như đồ đạc vậy. Nếu web mới hoàn toàn thì bạn chỉ cần bắt đầu lên kế hoạch nội dung từ đầu. Nhưng nếu trang web đó đã có một lượng content nhất định, phải cần phải xác định những vấn đề sau để cải thiện:

Chất lượng content trên website hiện tại?

Content có bị copy, trùng lặp không?

Những lỗi thường gặp?

Những content thu được nhiều traffic?

Những content tạo ra chuyển đổi?

5. Traffic

Traffic hiểu đơn giản là lượng người ghé thăm website. Đối với các doanh nghiệp thì traffic cũng là một mục tiêu quan trọng. Vì khách có chịu ghé đến nhà bạn thì mới có khả năng mua hàng hay đáp ứng được những mục đích của bạn chứ đúng không?

Những yếu tố về traffic bạn cần nắm

Lượng traffic hàng ngày, hàng tháng

Số lần xem trang

Số trang mỗi phiên

Thời gian trung bình của mỗi phiên

Tỉ lệ thoát trang

Tỉ lệ % phiên mới

Tỉ lệ % traffic đến từ nguồn organic search

Các vấn đề về nhân khẩu học, vị trí địa lý, hành vi người dùng

Đo điểm chuẩn

Nói tóm lại, nghiên cứu traffic giúp bạn biết những vị khách đến nhà mình là ai, “hành tung” như thế nào, muốn gì thích gì. Từ đó làm mọi cách để tiếp tục thu hút thêm được nhiều khách hơn.

6. Tình hình onpage, offpage

Để tăng khả năng có khách ghé thăm thì bạn cần đưa nhà mình ra ngoài mặt tiền để mọi người dễ thấy, dễ vào. Việc này giống như bạn làm SEO để đẩy web của mình lên thứ hạng cao trên Google. Nó bao gồm SEO onpage và SEO offpage.

Onpage là những thao tác bạn thực hiện ngay trên website để giúp nó thăng hạng, gồm có 2 phần là onpage content và onpage code. Đi backlinks “điên cuồng” mà bài vẫn không lên top, đó là do bạn đang mắc lỗi về onpage. Một số công cụ sẽ giúp bạn kiểm tra những lỗi này để khắc phục.

Offpage là những thao tác bên ngoài trang web để đẩy trang lên top, có thể là backlinks, links liên quan, tương tác trên mạng xã hội… Việc của bạn là kiểm tra những yếu tố này.

Dưới đây sẽ là 14 công cụ hỗ trợ cho bạn phân tích website để nhìn ra những vấn đề cần khắc phục.

1. Công cụ phân tích thông số website.

Công cụ này cho bạn biết thời gian để tải trang web và nhiều thông số khác liên quan đến website mà bạn quan tâm.

Chỉ cần nhập bất cứ địa chỉ web nào, bạn sẽ nhận được thông báo về tên tác giả trang web, loại/số lượng đối tượng (object) trong trang web như hình ảnh, Javascript, Multimedia, HTML…, dung lượng (đơn vị là bytes), thời gian download (đơn vị là giây) và còn nhiều thông tin chi tiết khác. Đặc biệt, công cụ này sẽ thống kê, phân tích tất cả số liệu đã nêu chi tiết để đưa ra khuyến cáo làm thế nào cải thiện thời gian mở trang web và tốc độ website.

2. Công cụ phân tích website miễn phí Google Analytics

Google Ananlytics (https://www.google.com/analytics) là công cụ của Google, hoàn toàn miễn phí (cho đến khi bạn vượt qua mốc khoảng 10 triệu lượt truy cập mỗi tháng, bạn sẽ mất phí khoảng 150.000$ / năm).

Các công ty tiếp thị cũng có thể sử dụng công cụ này để kiểm tra hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị do mình tung ra bằng tính năng tự động phản hồi mọi dữ liệu liên quan đến các từ khóa do người dùng tìm kiếm trên các trang web chuyên quảng cáo sản phẩm. Từ số lượng thống kê các từ khóa, nhà quảng cáo sẽ đánh giá được hiệu quả của số tiền mà mình đã bỏ ra.

3. Công cụ phân tích website Piwik

Piwik (http://piwik.org/) là công cụ mã nguồn mở, nó cũng được nhiều người dùng sử dụng để thay thế Google Analytics trong một số trường hợp. Piwik phù hợp với nhiều loại hình website, bao gồm thương mại điện tử, nội dung, hệ thống mạng nội bộ, website chính phủ, v.v…

Công cụ này sẽ miễn phí nếu lưu trữ trên máy chủ của riêng bạn. Piwik Cloud sẽ tính 49 € / tháng khi lên đến 300.000 lượt truy cập mỗi tháng.

4 . Công cụ phân tích website Clicky

Clicky (http://clicky.com/) là chương trình phân tích giá rẻ mà nhiều người cho là sánh ngang được với Google Analytics. Ngoài phiên bản miễn phí với các chức năng cơ bản, Clicky có phiên bản mất phí bắt đầu từ 9,99 USD/tháng. Ngoài các tính năng tương tự mà các dịch vụ phân tích khác làm – như đếm lượt truy cập, mô hình ưu lượng, điểm đặc biệt nổi tiếng của Clicky là phân tích thời gian thực và “heatmaps” – sơ đồ cho bạn biết nơi mọi người thường click để truy cập vào website của bạn và những trang trên website mà họ truy cập vào.

5. Công cụ phân tích tốc độ load website Google PageSpeed Insights

Công cụ này chắc hẳn khá nhiều người biết và đang sử dụng, nó giúp bạn kiểm tra hiệu suất website, với thang điểm từ 1 đến 100, với kết quả từ 85 điểm trở lên ổn và các đề xuất để tối ưu hóa website.

6. Công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh SEMRUSH

Khác biệt với các công cụ khác, SEMRush (https://www.semrush.com/) tập trung vào nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh. Hiện cơ sở dữ liệu của SEMRush bao gồm hơn 100 triệu từ khóa, chính vì thế nó có thể cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về các website đang vận hành hiện nay. Tuy nhiên giá của SEMRush khá cao, trung bình khoảng 70 USD đến 550 USD một tháng.

7. Công cụ theo dõi kết quả seo SEO SERP.

Khi seo một trang web, bạn phải tìm kiếm từ khóa và kiểm tra từ khóa nằm ở trang nào, một website có rất nhiều từ khóa nên bạn cần phải nhờ công cụ này trợ giúp. Đây là plugin của Chrome vì thế muốn sử dụng nó phải cài trình duyệt Chrome trước.

8. Công cụ phân tích website bán hàng KISSMETRICS.

Công cụ Kissmetrics (https://www.kissmetrics.com/) chuyên phân tích hành vi người dùng, theo dõi hoạt động của khách truy cập và cảnh báo những sai sót có thể khiến website kém hiệu quả. Một trong những tính năng chính của KISSmetrics là Path Report. Nó nói cho bạn những chỗ cụ thể mà khách hàng thường dùng trên trang web. Điều này giúp bạn biết các tối ưu hóa website để cải thiện những lỗ hổng khiến mọi người ít vào. Bạn cũng có thể điều chỉnh để website dễ truy cập hơn.

9. Công cụ Alexa.

Alexa (http://alexa.com) là sản phẩm của Amazon, đã tồn tại rất lâu, từ thời sơ khai của internet – ban đầu nó là một công cụ tìm kiếm và lưu trữ online, giờ nó là một công cụ phân tích.

Alexa là website chủ yếu sử dụng để theo dõi thứ hạng website. Ngoài ra Alexa cũng cung cấp các tùy chọn trả phí giúp bạn theo dõi website của mình và website đối thủ. Nếu muốn nhận biết website nào lớn website nào mới thành lập, bạn chỉ cần xem qua chỉ số Alexa rất đơn giản và dễ hiểu.

Bạn sẽ được dùng thử miễn phí công cụ này trong 7 ngày.

10. Công cụ Crazy Egg

Crazy Egg (https://www.crazyegg.com/) cung cấp bộ công cụ phân tích giúp bạn nhìn thấy được người dùng đang làm gì trên trang web của bạn. Tính năng chính của Crazy Egg bao gồm: Confetti – cho phép bạn thấy những nơi trên trang web mà người dùng click vào dựa trên vài tiêu chí như là hệ điều hành, quốc gia của họ. Overlay – cung cấp thông tin về các liên kết. Và Report sharing – cho phép bạn chia sẻ những dữ liệu này với thành viên trong nhóm hoặc khách hàng.

Hãy trải nghiệm dịch vụ Marketing Online trọn gói của Sài Gòn Kết Nối để thấy sự hiệu quả. Chúng tôi cam kết mang đến cho công ty, doanh nghiệp bạn một chiến lược marketing hiệu quả với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có tâm với nghề.

 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KẾT NỐI

Địa chỉ: 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Điện Thoại : 0979220223 (Ms. Hoa)

Website: https://saigonketnoi.vn/

Email: saigonketnoi20@gmai.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

Bấm để gọi ngay