Công cụ tìm kiếm đang phục vụ hàng triệu người dung hiện nay và mỗi ngày để dùng tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của họ. Nếu doanh nghiệp của bạn đang sở hữu một website, một trang blog hoặc cửa hàng trực tuyến, bạn không thể bỏ qua Search Marketing và SEO. Vậy SEO là gì? và nguyên tắc hoạt động của các công cụ tìm kiếm như thế nào? Hôm nay hãy cùng chúng tôi giải quyết vấn đề này nhé!
SEO là gì – Cách hoạt động của công cụ tìm kiếm?
SEO là gì?
SEO là gì? SEO đôi khi còn được gọi là nghệ thuật viết bài quảng cáo vì phần lớn những kỹ thuật sử dụng đều dựa trên văn bản, bài viết.
SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization, dịch sang tiếng việt là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Mục đích cuối cùng của người làm SEO là tối ưu website để trang web xuất hiện ở vị trí cao nhất trên bảng kết quả.
SEO là gì? SEO giúp những kỹ thuật cần thiết để thiết kế và phát triển một website để có được thứ hạng tốt hơn trên bảng kết quả.
SEO sẽ giúp cải thiện và nâng cao số lượng cũng như chất lượng của traffic đến website từ các máy tìm kiếm.
SEO là một nhánh lớn của ngành SEM hay search engine marketing (dịch nôm na là những phương pháp marketing dựa trên các công cụ tìm kiếm).
Người làm SEO cũng là một người làm marketing nhưng khác biệt ở chỗ: họ tận dụng những hiểu biết về công cụ tìm kiếm và cách mọi người tìm kiếm để tiến hành chiến dịch marketing.
Nếu bạn muốn làm SEO, bạn nhất thiết phải hiểu cách công cụ tìm kiếm hoạt động cũng như biết rõ những yếu tố nào là quan trọng nhất trong SEO.
Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?
Các công cụ tìm kiếm làm nhiều việc nhằm xây dựng SERP (trang kết quả tìm kiếm) và hiển thị chúng tới người dùng, gồm các bước chính sau:
- Thu thập dữ liệu (Crawling):
Công cụ tìm kiếm sẽ dò quét và lấy dữ liệu từ tất cả các website. Nhân tố thực hiện nhiệm vụ này được gọi là con bọ (crawler), con nhện (spider) hay Googlebot (của Google).
2. Xây dựng chỉ mục (Indexing):
Các trang web sau khi được thu thập sẽ được lưu trong một cơ sở dữ liệu khổng lồ, cơ sở dữ liệu đó là nơi công cụ tìm kiếm có thể lấy dữ liệu ra để sử dụng sau này. Công việc quan trọng nhất trong quá trình này là phát hiện và lấy ra những cụm từ khoá có thể miêu tả chính xác nhất trang web, và từ đó phân loại trang web theo từ khóa. Nếu công cụ tìm kiếm chưa tạo chỉ mục, thì khi đó website của bạn vẫn chưa thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của người dùng.
3. Xếp hạng (Ranking):
Sau khi xây dựng chỉ mục, công cụ tìm kiếm sẽ cung cấp các phần nội dung trả lời tốt nhất truy vấn của người tìm kiếm, đồng thời xếp hạng thứ tự các kết quả tìm kiếm. Để xếp hạng được như vậy, công cụ tìm kiếm sẽ thực hiện các công việc dưới đây:
Xử lý dữ liệu:
Khi người dùng thực hiện tìm kiếm, công cụ tìm kiếm sẽ thực hiện xử lý, phân tích dữ liệu đã lưu lại, so sánh cụm từ được truy vấn với các trang web đã được lưu lại trong cơ sở dữ liệu.
Tính toán độ liên quan:
Công cụ tìm kiếm sẽ tính toán độ liên quan giữa cụm từ truy vấn với các trang web đang so sánh, xác định được trang web nào là phù hợp nhất với từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm.
Trả về kết quả:
Công việc cuối cùng là trả về bảng kết quả những trang web có độ tương ứng cao nhất và phù hợp nhất từ khóa được truy vấn, hiển thị chúng trên trình duyệt của người dùng. Website có vị trí càng cao trong bảng kết quả chính là website có chất lượng tốt nhất trong lĩnh vực của từ khóa được tìm kiếm. Và đây chính là mục tiêu cuối cùng của hoạt động SEO.
Tổng quan SEO
Như đã đề cập ở trên, thuật toán xếp hạng của Google tính đến hơn 200 yếu tố xếp hạng khi đánh giá chất lượng của website.
Để bao quát hơn thì có thể hiểu và gom nhóm các yếu tố SEO thành ba nhóm chính.
Mỗi nhóm này đề cập đến một số yếu tố và khi được áp dụng triệt để thì có thể nói website đã được tối ưu hóa hoàn toàn và có thể đạt thứ hạng cao trên Google.
Dưới đây là tóm tắt nhanh về các nhóm bao gồm:
SEO Technical: SEO Technical đề cập đến quá trình tối ưu hóa website cho giai đoạn thu thập thông tin và lập chỉ mục
Với SEO Technical, bạn có thể giúp công cụ tìm kiếm truy cập, thu thập dữ liệu, giải thích và lập chỉ mục website mà không gặp bất kỳ sự cố nào.
Nó được gọi là “Technical”, bởi vì nó nội dung của website, mục tiêu chính của SEO Technical là giải quyết các vấn đề kĩ thuật của website.
SEO Onpage: SEO Onpage là nói với ‘công cụ tìm kiếm’ và giúp trình thu thập thông tin hiểu được ý nghĩa và ngữ cảnh của các trang website
Đây là phần mà bạn sẽ bắt đầu tối ưu hóa các trang với các từ khóa cụ thể trên từng nội dung cụ thể
SEO Offpate: SEO Offpage giúp cho Google và người đọc nghĩ về website của bạn. Dựa trên các liên kết mà bạn có cho website, công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá nội dung của bạn là tuyệt vời.
Đây là một phần quan trọng của toàn bộ quá trình SEO nhưng chỉ làm SEO Onpage khi đã giải quyết triệt để các vấn đề SEO Technical và SEO Onpage.
Ưu điểm của nghề SEO với các website?
Nếu bạn đang tự hỏi tại sao bạn cần phải thực chiến SEO, câu trả lời rất đơn giản:
Xếp hạng cao trong công cụ tìm kiếm
SEO sẽ giúp website có được xếp hạng cao hơn trong Google và điều này giúp lưu lượng truy cập vào website trở nên nhiều hơn. Lưu lượng truy cập là yếu tố quan trọng nhất để có thể xác định chiến dịch SEO có thành công hay không.
Không có lưu lượng truy cập, bạn sẽ không có chuyển đổi, không bán hàng, không người đọc và không nhận được sự chú ý của công cụ tìm kiếm.
Lưu lượng truy cập nhắm mục tiêu đến website
Có rất nhiều nguồn truy cập khác nhau như từ nguồn giới thiệu từ các website khác, từ mạng xã hội (Facebook. Twitter…), Email… nhưng không có nguồn lưu lượng truy cập nào lại được nhắm mục tiêu rõ ràng như lượng truy cập không phải trả tiền từ Google.
Người dùng nhập truy vấn tìm kiếm trong Google có mục đích rất cụ thể trong khi người dùng trên Facebook thường dùng để tương tác với bạn bè hay là một tin tức cụ thể nào đó.
Điều này tạo nên sự khác biệt lớn khi nói đến chuyển đổi. Khi bạn bán một thứ gì đó trực tuyến, thì chúng ta sẽ dễ dàng bán hàng hơn nếu nhận được truy cập từ Google.
Người dùng từ Google có nhu cầu và đang tìm kiếm giải pháp, trong khi người dùng từ Facebook có thể truy cập vào website là do quảng cáo hoặc do tò mò.
‘Traffic’ miễn phí 24 × 7
Nếu website không sử dụng SEO thì để có lưu lượng truy cập vào website thì bạn cần phải trả tiền, và bạn cần nghiên cứu kỹ để tối ưu hóa các chiến dịch PPC để đảm bảo có lợi nhuận.
Và ngay sau khi bạn ngừng trả tiền cho quảng cáo, lưu lượng truy cập vào website sẽ trở thành con số 0.
Với SEO, đây là một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi website nhận được thứ hạng cao trong Google và lưu lượng truy cập vào website sẽ là 24×7.
Trước khi website đạt thứ hạng cao cho các từ khóa mong muốn, chúng ta cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề và phải tốn một các chi phí để đảm chiến dịch triển khai đúng hướng.
Nhưng website bắt đầu có những thứ hạng nhất định thì công việc của SEO sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn và chi phí sẽ dần dần đi xuống.
SEO giúp thành công của doanh nghiệp dễ dàng hơn
Không có gì đảm bảo khi nói đến SEO là gì? Google liên tục thực hiện các thay đổi đối với thuật toán xếp hạng của họ và mỗi lần họ làm điều này có rất nhiều website sẽ có được những thứ hạng cao và có những website cũng sẽ mất đi thứ hạng đang có.
Tuy nhiên, nếu bạn không vi phạm bất kỳ quy tắc nào và làm việc liên tục đảm bảo KPI công việc, thì website sẽ càng ngày càng phát triển cao. Đồng hành với việc có được thứ hạng cao và traffic thì sẽ tối ưu hóa được ROI giúp doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn.
Vị trí càng cao thì càng nhận nhiều traffic từ Google
Hãy xem cách trang kết quả tìm kiếm của Google được cấu trúc khi bạn tìm kiếm truy vấn trong Google. Một trang điển hình có các thành phần sau.
Quảng cáo của Google (Lưu lượng truy cập có trả tiền)
- Kết quả hàng đầu (Lưu lượng truy cập không phải trả tiền -> Đây là nơi website SEO xuất hiện)
- Kết quả Local Map hoặc là cách clip Youtube liên quan tới truy vấn tìm kiếm
- Traffic được phân bổ theo vị trí thứ hạng từ khóa như sau:
Điều đó có nghĩa là gì? Nếu bạn muốn nhận được lưu lượng truy cập từ Google và tận dụng lợi thế của SEO, bạn cần phải xếp hạng không chỉ trên trang đầu tiên của kết quả mà còn phải nằm trong 5 vị trí đầu tiên.
Các trang nằm ở vị trí quảng cáo trả tiền của Google nhận được 73% số nhấp chuột và các trang được SEO trong 5 vị trí đầu tiên nhận được 67%.
Các lợi ích khác của SEO:
Bên cạnh những ưu điểm trên, có rất nhiều lợi ích khác từ việc thực hành SEO.
Nhận thức về thương hiệu – Website có trong kết quả đầu sẽ được hàng nghìn người dùng nhìn thấy mỗi khi họ tìm kiếm truy vấn có liên quan và điều này cải thiện nhận thức về thương hiệu.
Nhãn hiệu tin cậy – Người dùng tin tưởng kết quả của Google và các website xuất hiện ở vị trí đầu.
Tăng tỷ trọng xã hội – Các website xếp hạng cao nhận được nhiều lượt chia sẻ và đề cập hơn trên các mạng xã hội.
Nhiều backlink hơn – Các website giới thiệu thường sẽ giới thiệu và liên kết tới những website vó vị trí đầu tiên trên Google.
Lời khuyên SEO cho người mới bắt đầu
Những lời khuyên cơ bản nhưng lại tốt nhất là bạn nên tìm hiểu và nắm vững bảng tuần hoàn các yếu tố thành công trong SEO.
Bây giờ bạn đã biết lý thuyết về SEO và tại sao nó quan trọng, chúng ta hãy xem xét các thành phần SEO cơ bản chi tiết hơn và cách những người làm dịch vụ SEO giống như SEO chúng tôi có thể giúp bạn tối ưu hóa website cho các công cụ tìm kiếm.
Kết luận
SEO là gì? SEO là phương thức Marketing hướng tới phát triển lâu dài, vững chắc và cần một thời gian khá dài để phát triển. Hiểu rõ về SEO và cách thức hoạt động sẽ giúp các Marketers có chiến lược và giải pháp cụ thể và hiệu quả cho doanh nghiệp của mình, giúp mang lại lợi thế vô cùng lớn cho việc tăng doanh thu cũng như xây dựng thương hiệu