Tháp nhu cầu maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho các marketers giải quyết bài toán nghiên cứu và ứng dụng hành vi người tiêu dùng. Vậy tháp nhu cầu Maslow là gì? Người làm marketing có thể ứng dụng mô hình này như thế nào cho thương hiệu của mình? Bài viết dưới đây của Sài Gòn Kết Nối sẽ giúp các bạn tìm hiểu cụ thể về tháp nhu cầu Maslow và các ứng dụng vào thực tế.

Mỗi người đều có thang nhu cầu khác nhau trong cuộc sống, đó là sự thật hiển nhiên. Nhưng trong muôn vàn điều riêng lẻ ấy vẫn có những điểm chung mà từ đó mỗi người có để phát triển bản thân tốt hơn mỗi ngày. Tháp nhu cầu Maslow đã được tìm ra bởi ý nghĩa giản đơn đó.

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là sáng kiến thiết thực cho cuộc sống của nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow năm 1943, có tên tiếng Anh là Maslow’s Hierarchy of Needs. Đây được xem là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong quản trị kinh doanh. Ngay từ khi được đưa ra, lý thuyết này đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ với ngành quản trị nhân sự, Marketing và đào tạo và từng cá nhân… Ngoài ra tháp nhu cầu còn dùng để giải thích một số hiện tượng khá thú vị trong cuộc sống.

Theo định nghĩa của tháp Maslow, nhu cầu của con người được phân theo các cấp bậc khác nhau gồm nhu cầu cơ bản (ở tầng dưới cùng) và các nhu cầu bậc cao xếp phía trên. Con người sẽ ưu tiên các nhu cầu cơ bản trước khi phát sinh các nhu cầu cấp cao hơn. Các nhu cầu cơ bản bao gồm ăn ngủ nghỉ, sinh lý gần như là không thể thiếu. Tiếp theo mới nghĩ đến sự an toàn, kết nối, thể hiện bản thân ở những bậc cao hơn.

5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow

Tầng 1: Nhu cầu Sinh lý (Basic Needs)

Nhu cầu này bao gồm những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của con người nhằm đảm bảo mục đích sinh tồn như ăn, uống, ngủ, thở, tình dục, và các nhu cầu về sự thoải mái như chỗ ở, quần áo. Sở dĩ tình dục được xếp vào nhóm nhu cầu này vì nó giúp con người duy trì được nòi giống. Đây đều là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh mẽ nhất của con người.

Những nhu cầu thuộc mức độ cao hơn phía trên sẽ không thể xuất hiện nếu nhu cầu cơ bản này chưa được thỏa mãn. Chúng sẽ chế ngự, thúc giục, sai khiến một người phải hành động để đạt được nhu cơ bản này.

Tầng 2: Nhu cầu được an toàn (Security and Safety Needs)

Khi các nhu cầu ở mức độ sinh lý đã được thỏa mãn, con người hướng tới những nhu cầu về sự an toàn của bản thân. Họ mong muốn được bảo vệ tính mạng khỏi các nguy hiểm và sự an toàn, ổn định trong đời sống. Nhu cầu được an toàn ở đây không chỉ là an toàn về thể chất và sức khỏe, nó còn là mong muốn được an toàn về mặt tinh thần về điều kiện tài chính của bản thân.

Một số nhu cầu an toàn của con người như:

+ An toàn khi gặp tai nạn, sự cố chấn thương.

+ An toàn về sức khỏe.

+ An toàn về tài chính.

Tầng 3: Nhu cầu về xã hội (Social Needs)

Con người sẽ xuất hiện những nhu cầu về xã hội khi đã được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu căn bản về sinh lý và sự an toàn. Nhóm nhu cầu xã hội bao gồm: nhu cầu yêu và được yêu, được chấp nhận và thuộc về một cộng đồng nào đó. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc kết giao bạn bè, tìm người yêu, tham gia hoạt động xã hội, câu lạc bộ,… Ở cấp độ này, những nhu cầu thuộc về tình cảm chình là yếu tố tác động và chi phối hành vi của con người.

Vai trò của nhóm nhu cầu này rất quan trọng, Maslow cũng đã nhấn mạnh rằng, mặc dù đây không phải là nhu cầu ở cấp bậc cao nhất nhưng nếu nó không được thỏa mãn và đáp ứng, con người có thể mắc phải những bệnh trầm trọng về tinh thần, tâm lý.

Tầng 4: Nhu cầu được quý trọng (Esteem Needs)

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng và được xếp vào loại nhu cầu bậc cao con người. Nó được thể hiện qua hai khía cạnh là việc được nể trọng, kính mến thông qua sự thành công của bản thân và lòng tự trong, cảm nhận, trân quý chính mình. Khi nhu cầu này được thỏa mãn, con người có xu hướng trở nên tự tin hơn vào năng lực của bản thân và mong muốn được cống hiến nhiều hơn.

Tầng 5: Nhu cầu được thể hiện mình (Self-actualizing Needs)

Đây chính là mức độ nhu cầu cao nhất mà Maslow đề cập đến đó là khẳng định bản thân. Khi tất cả những bậc nhu cầu ở dưới đã được đáp ứng, con người tiến tới một tầm cao mới, mong muốn khai phá những tiềm năng còn ẩn chứa và thể hiện đúng con người mình. Đó là khả năng tận dụng tối ưu và khai thác tối đa tài năng nhằm mục đích hoàn thiện bản thân. Ví dụ điển hình cho sự tự thể hiện bản thân được bộc lộ ở những nhân vật như nhà bác học Albert Einstein, Tổng thống Abraham Lincoln,…

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực như quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự. Trong hai ngành này, nó giúp doanh nghiệp hiểu được nhân viên mình đang mong muốn điều gì để dễ khai thác và quản lý hiệu quả nguồn nhân lực.

Ngoài ra, trong Marketing tháp nhu cầu Maslow cũng hỗ trợ đắc lực trong việc nghiên cứu hành vi, nhu cầu của người tiêu dùng. Cụ thể như sau:

Hầu hết những nhà tiếp thị giỏi đều hiểu rằng, trước khi lên được một kế hoạch tiếp thị bài bản cần phải hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ đang mong muốn điều gì. Hay nói cách khác, họ cần phải hiểu được insight khách hàng. Khi làm được điều này, bạn sẽ hiểu được những điều mà khách hàng thích hoặc không thích để có chiến lược tiếp thị phù hợp.

Do đó, tháp nhu cầu của Maslow được ứng dụng trong Marketing với những mục đích sau:

– Định vị phân khúc khách hàng:

Với mỗi nhóm khách hàng khác nhau họ sẽ có những mục đích và nhu cầu sản phẩm khác nhau. Cho nên bạn cần biết được nhu cầu của của nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp nằm ở phân khúc nào để có cách tiếp thị phù hợp nhất.

– Nghiên cứu hành vi khách hàng để truyền tải thông điệp:

Sau khi đã xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu, nhiệm vụ tiếp theo chính là nghiên cứu hành vi khách hàng. Bạn cần biết được ở phân khúc này yếu tố nào sẽ tác động đến quyết định mua hàng của khách: sở thích, giá cả, địa vị xã hội, tính tiện dụng… Một khi làm được điều này bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu thông điệp phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Ví dụ: Bạn kinh doanh mặt hàng là xe ô tô tầm trung, hướng tới đối tượng mục tiêu là các hộ gia đình. Nếu bạn lựa chọn tốc độ hay sự sang trọng là ưu điểm của sản phẩm là hoàn toàn sai. Bởi nhu cầu của khách hàng mục tiêu đang thuộc cấp nhu cầu sinh lý và an toàn, nên vấn đề họ quan tâm khi mua xe chính là giá cả vừa phải, tiết kiệm xăng, tiện nghi và thoải mái.

Hoặc, cũng với chiếc xe này nhưng bạn lại lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu là những người thương gia thì liệu có bán được sản phẩm hay không? Khác với đối tượng mục tiêu ở trên, nhu cầu ở nhóm khách hàng này đã bắt đầu chuyển sang cấp nhu cầu cần được kính trọng và muốn thể hiện. Cho nên, điều họ cần ở một chiếc xe chính là mức độ sang trọng, đẳng cấp và thương hiệu.

Kết luận

Bạn có thể thấy, tháp nhu cầu Maslow giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong nghiên cứu nhu cầu của con người. Do đó mà nó được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề. Đặc biệt, trong Marketing tháp nhu cầu của Maslow giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu nhằm đáp ứng chính xác những gì họ đang cần.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KẾT NỐI

Cam kết mang chất lượng và sự uy tín. Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc, hỗ trợ kinh nghiệm và đưa ra giải pháp từ các chuyên viên kinh nghiệm tại Sài Gòn Kết Nối.

Địa chỉ           : 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại     : 0979 220 223 – 0326 770 776

Email             : saigonketnoi20@gmail.com

Facebook      : https://www.facebook.com/saigonketnoi.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

Bấm để gọi ngay