Cách Sử Dụng Google Tag Manager

Khi bạn truy cập một website, nó có thể đoán chính xác vị trí của bạn. Một trò ảo thuật thật tiện lợi phải không? Nếu muốn tìm hiểu thêm “vi diệu” này, hãy tiếp tục đọc bài sau. Chúng tôi sẽ nói chi tiết, giải thích Google Tag Manager là gì và hướng dẫn cách cài đặt Google Tag Manager vào trang web WordPress.

Google Tag Manager Là Gì?

Google Tag Manager là một công cụ cho phép bạn dễ dàng cập nhật và quản lý các thẻ trong website, đó có thể là những thẻ theo dõi website (Google Analytics), thẻ tiếp thị lại (Google Ads, Facebook Pixel), những thẻ tối ưu chuyển đổi (Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg),….

Nói dễ hiểu thì như thế này, nếu thực hiện thủ công thì các bạn sẽ phải cài mã Google Analytics, Facebook Pixel, Google Ads,….vào mã nguồn của website. Tuy cấp độ chiến dịch và quảng bá để bạn cài nhiều hay ít thẻ, cấp độ càng cao thì bạn sẽ phải cài càng nhiều thẻ. Còn với Google Tag Manager, bạn sẽ cài và quản lý tất cả các thẻ trong chính công cụ này mà không liên quan tới mã nguồn website, điều này sẽ giảm rủi ro với website nhất là đối với anh em không phải lập trình viên, chưa kể đến website phải load nhiều đoạn JS sẽ làm giảm tốc độ load website.

Lợi Ích Của Google Tag Manager

  • Như đã nói ở phần định nghĩa, chức năng chính của Google Tag Manager là cập nhật và quản lý tất cả các thẻ được thêm vào website
  • Theo dõi hành vi khách hàng
  • Đo lường chuyển đổi website, hỗ trợ triển khai A/B testing
  • Và rất rất nhiều chức năng nhỏ khác, vậy thì bây giờ hãy bắt đầu đến với cách triển khai Google Tag Manager nhé.

Tại sao phải sử dụng Google Tag Manager?

  1. Khi các maketer muốn chèn một đoạn mã (dùng để đo lường hành vi, các traffic,..) thì phải phụ thuộc vào các developer. Điều này khiến công việc bị trì trệ và phụ thuộc. Từ đó, marketing kém hiệu quả.
  2. Thường thì chúng ta phải đặt vào mã nguồn một Website (hoặc một ứng dụng Mobile) quá nhiều các đoạn code:
  • Để Tracking Data, Traffic (Google Analytics, Histats,…)
  • Để thực hiện Remarketing (Google AdWord, Facebook)
  • Để tracking hỗ trợ triển khai A/B Testing, Check Converstation (ClickTale, Optimizely, MajeticSEO…)

Việc đặt quá nhiều đoạn code như vậy lên Website có thể sẽ khiến bạn bị nhầm lẫn từ khâu thao tác đến khâu quản lý, chưa kể đến Website sẽ phải load nhiều đoạn code (file .js) và dễ dẫn đến tình trạng website load lâu hơn.

google tag manager
google tag manager

=> Khi sử dụng GTM, các marketer chỉ cần làm việc với developer duy nhất một lần khi cài đặt ban đầu.

Ưu Và Nhược Điểm Google Tag Manager Cách Sử Dụng Google Tag Manager

 1. Ưu điểm

Ở trên mình đã giới thiệu một số thành phần cơ bản chính của Google Tag Manager (GTM) cho các bạn. Vậy sử dụng Google Tag Manager sẽ có ưu điểm gì?

Với một marketer, đặc biệt là Digital marketer, việc nắm vững và sử dụng thành thạo GTM là một kĩ năng và lợi thế lớn trong công việc của mình.

Thứ nhất

GTM giúp quản lý Tag tập trung, do đó sẽ hạn chế nhiều code riêng lẻ được gắn trực tiếp trên website. Việc gắn nhiều code riêng lẻ cho từng mục đích tracking lên website sẽ làm cho site chậm hơn. Đôi lúc có thể gây ra xung đột code và làm cho website bạn bị lỗi.

Thứ 2:

Do quản lý tập trung như vậy nên bạn dễ dàng thêm, xóa, chỉnh sửa, cập nhật các thẻ một cách dễ dàng. Nếu không sử dụng Google Tag Manager GTM, mỗi lần chỉnh sửa Tag bạn lại phải vào phần code website và sửa trực tiếp trong đó, điều này rủi ro khá cao nếu bạn không rành. cách sử dụng google tag manager

Thứ 3:

Bạn dễ dàng tự triển khai các thẻ một cách dễ dàng mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào developer. Đây là một trong những ưu điểm lớn của Google Tag Manager. Làm giảm bớt sự phụ thuộc giữa marketing và developer, mỗi bộ phận sẽ chú trọng hơn cho chuyên môn chính của mình.

Cuối cùng là sử dụng GTM có lợi rất nhiều cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế nên họ có thể tự triển khai Tag trong GTM một cách dễ dàng mà không cần thiết phải có người chuyên về lập trình. Các doanh nghiệp lớn cũng được lợi vì GTM giúp quản lý số lượng lớn các Tag một cách tập trung, dễ dàng. Qua đó làm giảm tải cho website, giúp site load nhanh hơn.

GTM cũng hỗ trợ những Tag của rất nhiều dịch vụ từ các bên thứ 3 như Criteo, Crazy Egg, Hotjar, Quantcast,…Do đó bạn cũng không cần phải gắn từng code của họ lên website.

 2. Nhược điểm của Google Tag Manager

Tuy là GTM làm giảm sự phụ thuộc vào developer nhưng không phải là hoàn toàn không cần đến họ. Bạn vẫn phải cần đến developer để thêm GTM Container Tag lúc đầu. Container Tag là tag cài đặt ban đầu để GTM hoạt động trên website.

Về cơ bản thì những Tag được tích hợp sẵn trong GTM đều dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên đối với những Tag tùy chỉnh phức tạp, bạn cần phải có kiến thức tốt về marketing cũng như kỹ thuật để hiểu và triển khai nó.

Các Thành Phần Của Google Tag Manager

Google Tag Manager sẽ có các thành phần chính như sau. Bạn cần hiểu rõ các thành phần để sau vào trình quản lý có thể hiểu rõ chức năng của từng thành phần nha.

  • Account (Tài khoản): Là tài khoản GTM của 1 công ty, tổ chức. Thường mỗi công ty chỉ cần 1 tài khoản, trong 1 tài khoản có thể chứ 1 hoặc nhiều vùng chứa (Container).
  • Container (Vùng chứa): Là nơi chứa các thẻ, code tracking cho từng thuộc tính web, ứng dụng riêng. Các Tacgs, triggers, variables không được chia sẻ giữa các container trong cùng 1 account.
  • Versions (Phiên bản): Phiên bản khởi tạo lần đầu tiên sẽ là version 1. Khi bạn thêm hoặc thay đổi một thẻ hoặc bất cứ cái gì rồi xuất bản thì version sẽ nhảy lên version 2,… Nếu bạn thấy version 2 bị lỗi thì có thể xuất bản lại version 1. Bạn có thể hiểu đây như 1 bản backup để bạn có thể restore lại các phiên bản trước đó bất cứ lúc nào.
  • Submit (Gửi): Mỗi khi bạn chỉnh sửa, thêm xóa tags, triggers,… thì nó vẫn chưa được áp dụng cho thực tế. Để áp dụng tất cả các thay đổi đó bạn cần ấn Gửi để xuất bản phiên bản mới đó.
  • Tags (Thẻ): Là nơi để bạn tạo các thẻ bằng cách dùng các thẻ có sẵn như Google Analytics, Chuyển đổi Adwords, Tiếp thị lại Adwords, DoubleClick,… Hoặc bạn có thể tạo thẻ tùy chỉnh bằng cách dùng HTML tùy chỉnh để thêm code.
  • Triggers (Trình kích hoạt): Là điều kiện bạn gán vào để chi phối thời điểm kích hoạt thẻ. Trình kích hoạt này có thể thiết lập dựa vào số lượt xem trang, nhấp chuột, tương tác của người dùng như cuộn trang, gửi biểu mẫu,…

Variables (Biến): Trình quản lý thẻ của Google cung cấp sẵn các biến cần thiết như Click Classes, Click Element, Click ID, Click Text, Click URL, Page URL, Referrer,… Ngoài ra, bạn có thể tự tạo các biến tùy chỉnh theo ý mình. Biến được sử dụng trong trình kích hoạt và thẻ. Nó dùng để xác định khi nào thực thi trình kích hoạt thẻ hoặc dùng để lấy các giá trị động cho thẻ. (Tìm hiểu chi tiết về các biến trong Google Tag Manager

google tag manager
google tag manager

Hướng Dẫn Cài Đặt Google Tag Manager Vào Website

Bước 1: Tạo tài khoản tại địa chỉ: https://tagmanager.google.com

Bước 2: Sau đó nhập đầy đủ thông tin cần thiết

Bước 3: Tích vào vào “Tôi chấp nhận”. Sau đó click vào “Có”

Bước 4: Xuất hiện bảng chứa 2 mã code bạn vừa tạo, lấy code và gắn theo hướng dẫn của hệ thống

– Copy và paste đoạn code Google Tag Manager đầu tiên vào trong cặp thẻ <head> </head>

– Copy và paste đoạn còn lại vào trong cặp thẻ <body> </body>”

Hướng Dẫn Các Cách Sử Dụng Google Tag Manager

 1. Cách sử dụng google tag manager

Để bắt đầu triển khai cách sử dụng google tag manager, bạn phải truy cập vào https://tagmanager.google.com và đăng ký tài khoản Google Tag Manager, nếu đã có sẵn tài khoản Google thì bạn có thể đăng nhập ngay.

Lưu ý: GTM có 2 loại là GTM dành cho website và ứng dụng, trong bài viết này mình sẽ chỉ nói về GTM dành cho website

  • Bước 1: Bạn bấm vào tạo tài khoản để bắt đầu tạo tài khoản GTM:
  • Bước 2: Bạn điền tên tài khoản và chọn đúng quốc gia Việt Nam. Ở phần thiết lập vùng chứa, bạn điền website vào (website không chứa http:// hay https://), chọn nơi sử dụng vùng chứa là web.
  • Bước 3: Sau đó Google Tag Manager sẽ gửi cho bạn 2 đoạn mã, đoạn đầu tiên bạn dán trong phần <head>, đoạn thứ hai bạn dán vào trước thẻ </body>, nếu bạn không rõ phần này thì nên nhờ bạn IT gắn giúp cho an toàn.
  • Bước 4: Gắn mã GTM xong thì bạn phải vào trình quản lý GTM để bấm gửi, lúc đó thì GTM sẽ cập nhật mã trên website cho bạn.

Muốn biết website của bạn đã nhận mã GTM thành công hay chưa, bạn có thể cài add on Google Tag Assistant cho trình duyệt Crome để kiếm tra.

Nếu Google Tag Assistant báo tick xanh, vậy là đã hoàn thành giai đoạn cài đặt Google Tag Manager

Cài đặt qua GTM

  • Bước 1: Đầu tiên bạn vào phần Biến ở thanh công cụ bên trái màn hình, chọn thêm biến mới:
  • Bước 2: Đặt tên cho biến này là Google Analytics, chọn ngay biến là Google Analytics ngay bên phải màn hình.
  • Bước 3: Sau đó, bạn vào đăng ký ngay tài khoản Google Analytics cho website để lấy id theo dõi, dán ngay id theo dõi vào phần biến Google Analytic trong GTM và lưu biến này lại. cách sử dụng google tag manager
  • Bước 4: Bây giờ bạn vào phần Thẻ -> Mới để tạo ngay thẻ Google Analytics.
  • Bước 5: Bạn đặt tên của thẻ là Google Analytics, bấm vào phần chọn thẻ để chọn thẻ Google Analytics. Ở ngay phần bên phải màn hình là những thẻ phổ biến mà GTM đề xuất cho chúng ta, bao gồm cả thẻ Google Ads, Google Optimize, Hotjar,…, nhưng ở đây chúng ta chọn Google Analytics – Universal Analytics.
  • Bước 6: Trong phần cài đặt Google Analytics – Universal Analytics, bạn chọn biến cài đặt là Google Analytics, đây là biến mà chúng ta đã cài đặt trước đó với ID theo dõi lấy từ tài khoản Google Analytics.
  • Bước 7: Phần kích hoạt bạn chọn ALL PAGE, sau bấm Lưu để lưu cài đặt thẻ.
  • Bước 8: Tiếp tục bấm vào GỬI để hoàn tất quá trình cài đặt Google Analytics. Đối với những thẻ của Google bạn có thể kiểm tra được bằng Google Tag Assistant, những thẻ của Facebook thì bạn kiểm tra bằng add on Facebook Pixel Helper

 2. Cài đặt thẻ Google Remarketing qua GTM

Đối với những thẻ Remarketing Google hay những thẻ khác, bạn vẫn cập nhật tương tự như Google Analytics, chỉ khác là những thẻ còn lại bạn sẽ không cần phải tạo biến nữa.

Để tạo thẻ Google Remarketing, bạn vào Thẻ -> Mới -> Thẻ tiếp thị lại Google Ads

Phần ID chuyển đổi bạn phải vào phần thiết lập thẻ đối tượng trong trình quảng cáo Google Ads để lấy, phần nhãn chuyển đổi các bạn để trống.

Kích hoạt -> All Page -> Lưu -> Gửi để hoàn tất quá trình cài đặt thẻ Google Remarketing vào công cụ Google Tag Manager.

Cách chèn code Google Tag Manager vào web WordPress

Ở đây mình sẽ hướng dẫn chèn 2 đoạn mã trên vào web WordPress, nếu bạn đang dùng mã nguồn khác có thể làm tương tự.

Bạn đăng nhập vào trang quản trị web WordPress của bạn. Sau đó truy cập menu Giao diện -> Sửa. Sau đó chọn sửa file header.php ở trong theme WordPress bạn đang dùng.

Sau đó ấn Cập nhật tập tin để lưu thay đổi.

Cách sử dụng Google Tag Manager để thực hiện quảng cáo Google Remarketing

“Để tạo thẻ Google Remarketing qua Google tag Manager bạn vào Thẻ -> Mới -> Thẻ tiếp thị lại Google Ads”

Tiếp theo bạn thêm ID chuyển đổi của Google Ads vào thẻ “tiếp thị lại trên Google Ads”

Kích hoạt -> All Page -> Lưu -> Gửi

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KẾT NỐI

Địa chỉ: 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Điện Thoại: 0979220223 (Ms. Hoa)

Website: https://saigonketnoi.vn/

Email: saigonketnoi20@gmai.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

Bấm để gọi ngay