Cách truyền thông cho ngành Dược ứng phó trước ảnh hưởng của dịch Covid-19

Cach-truyen-thong-cho-nganh-Duoc-ung-pho-truoc-anh-huong-cua-dich-Covid-19-hinh98

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố COVID-19 là đại dịch vào ngày 11/03/2020. Đại dịch đã ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều người, các gia đình và cả cộng đồng. Đại dịch COVID-19 diễn ra làm ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó có ngành Dược phẩm. Tuy vẫn gặp nhiều khó khăn, Dược phẩm là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất từ đại dịch COVID-19. Vì đây là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với người dân. Truyền thông cho ngành Dược ứng phó trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 ra sao để ổn định hơn trong giai đoạn nhiều khó khăn này.

Cach-truyen-thong-cho-nganh-Duoc-ung-pho-truoc-anh-huong-cua-dich-Covid-19
Hinhg ảnh: Vaccin phòng Covid

Ưu thế từ ngành Dược phẩm

Thế giới trong gần 1 năm qua đều ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid-19. Trong khi tất cả các khối ngành Kinh tế, Ngân hàng, Du lịch đều ảm đạm, ế ẩm. Ngành Dược lại nổi như cồn do nhu cầu sử dụng thuốc, khẩu trang, vật tư y tế tăng mạnh. Đặc biệt, ngành Dược ngày càng trở nên quan trọng khi cả thế giới vẫn đang trên đường đua tìm ra loại thuốc điều trị và vắc-xin phòng Covid-19. Vì thế, ngành Dược không chỉ được đánh giá là ngành không ảnh hưởng do dịch mà còn rất quan trọng để đẩy và xóa sổ dịch bệnh, cứu nguy cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, truyền thông cho ngành dược cũng trở nên hạn chế

Ngay khi dịch COVID-19 bùng nổ, cổ phiếu của các công ty ngành dược đã tăng giá vùn vụt vì ngành dược được đánh giá là nhóm nhỏ các ngành được hưởng lợi do dịch bệnh – ít nhất trong ngắn hạn, nhờ nhu cầu gia tăng các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe và các thiết bị y tế.

Nhìn chung, triển vọng thực hiện kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp dược năm 2020 đều hết sức khả quan. Là một điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh nhiều diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên

Nếu dịch Covid-19 trên thế giới không được khống chế và nền sản xuất không sớm được khôi phục trở lại thì thiếu nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm của Ấn Độ là nguy cơ hiển hiện. Mặt khác, việc đứt nguồn cung nguyên liệu sẽ làm cho giá đầu vào tăng, chi phí sản xuất và giá thành dược phẩm tăng. Trong điều kiện Chính phủ quản lý giá thuốc chặt chẽ, lợi nhuận của công nghiệp dược sẽ giảm sút và có tác động lâu dài đến tái đầu tư phát triển.

Cach-truyen-thong-cho-nganh-Duoc-ung-pho-truoc-anh-huong-cua-dich-Covid-19-hinh
Hình ảnh: Internet

Nhìn từ thế giới cho thấy, ngành dược của Việt Nam cũng đã chịu những tác động không nhỏ từ sự thiếu hụt nguyên liệu dược do sự phụ thuộc vào nguồn cung Trung Quốc. Nếu tình hình dịch vẫn tiếp tục kéo dài, có thể giá sản xuất thuốc Thực phẩm chức năng sẽ bị đẩy cao hơn rất nhiều so với hiện nay. Và việc kiểm soát giá thuốc của các chính phủ sẽ đẩy các doanh nghiệp sản xuất vào thế bí.

Mặt hạn chế

Theo giới chuyên gia, dược phẩm là ngành phòng thủ trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, do thu nhập của người dân giảm nên doanh nghiệp ngành dược cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Thống kê của các công ty chứng khoán cho thấy, trong quý II; các doanh nghiệp dược niêm yết đã tạo ra gần 8.000 tỷ đồng doanh thu thuần; khoảng 600 tỷ đồng lãi ròng, giảm lần lượt 13% và tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chỉ có 1/3 doanh nghiệp tăng trưởng lãi, gần một nửa doanh nghiệp sụt giảm lãi, số còn lại là lỗ.

Các doanh nghiệp ngành Dược đã ứng phó trước ảnh hưởng của dịch Covid – 19

Đại dịch COVID-19 tạo ra những khó khăn nhưng cũng mở ra cơ hội để nhiều doanh nghiệp nhìn lại mình, tái cấu trúc hoạt động và đẩy nhanh đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp Dược đã bắt đầu cải thiện chiến lược tiếp thị trong dài hạn với nhiều hình thức truyền thông cho ngành dược sáng tạo như:

Thay đổi phương thức quảng cáo sản phẩm

Nếu như trước đây, các doanh nghiệp Dược thường tổ chức các sự kiện giới thiệu sản phẩm theo hình thức trực tiếp, quảng cáo trên truyền hình, phát thanh thì hiện tại, hầu hết doanh nghiệp đã áp dụng digital marketing, tư vấn và bán hàng online cho các nhà thuốc, dược sĩ và nhân viên y tế trong toàn hệ thống.

Marketing Automation

Ứng dụng các phần mềm tự động hóa trong các hoạt động như CRM, Email Marketing, Remarketing. Giúp tiết kiệm tối đa thời gian và khai thác triệt để các nguồn dữ liệu mà các phương pháp thủ công không thể làm được.

Chiến lược Curated Content

Tạo ứng dụng hoặc website mới với một trung tâm nội dung nhằm cung cấp các tiện ích tương tác. Video cá nhân hóa và các hình thức nội dung khác để giao tiếp hiệu quả hơn với khách hàng.

Livestreaming

Khi xu hướng phát trực tuyến – livestreaming ngày càng gia tăng. Cùng với sự ra đời và phát triển của 5G; các nội dung kỹ thuật số sẽ là chìa khóa thành công cho nhiều doanh nghiệp Dược.

Cải thiện tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên

Cải thiện chất lượng nội dung SEO cũng như tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo. Giúp gia tăng cơ hội giành vị trí dẫn đầu trên các công cụ tìm kiếm; giúp người dùng dễ tìm thấy và doanh nghiệp được biết đến nhiều hơn.

Xây dựng trải nghiệm đa kênh

Lấy khách hàng làm trung tâm và phối hợp đa kênh một cách thống nhất. Giúp doanh nghiệp tăng độ phủ sóng thương hiệu, mang lại trải nghiệm khách hàng liền mạch và nhất quán.

Ngoài hoạt động truyền thông

Doanh nghiệp Dược ngày càng chú trọng thúc đẩy hiệu quả bằng nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ.

Hiện nay, có đến 96,9% dân số nước ta sử dụng smartphone. Điều này đã tạo điều kiện để Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng cho các công nghệ mới liên quan đến khám chữa bệnh. Theo đó, các nền tảng mạng xã hội Việt Nam dành riêng cho cộng đồng nhà thuốc và nhân viên y tế, tổ chức trực tuyến các chương trình đào tạo đến hội thảo, cập nhật thông tin y khoa cũng được phát triển.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Các công ty Dược đã và đang nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận khách hàng, dược sĩ, bác sĩ và nhân viên y tế,… sang hình thức trực tuyến bằng nhiều công cụ khác nhất. Trong đó nổi bật là ứng dụng mạng xã hội dành riêng cho cộng đồng nhà thuốc và nhân viên y tế.

Như vậy…

Không phải doanh nghiệp nào cũng được hưởng lợi hay ăn theo COVID-19. Sự phân hóa càng sâu thì bức tranh kinh doanh dược và y tế thời dịch bệnh càng chứng tỏ vai trò của đầu tư, quản trị, nắm bắt cơ hội trong các doanh nghiệp để bứt lên. Chỉ dựa thời mà chưa chắc đã đủ. Để thích ứng nhanh phải linh hoạt và năng động trong thay đổi định hướng chiến lược kinh doanh. Thay đổi cách truyền thông cho ngành dược hợp lí giúp doanh nghiệp sẽ tối ưu hiệu quả kinh doanh.

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ :

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KẾT NỐI

Địa chỉ: 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Điện Thoại : 0979220223 (Ms. Hoa)

Website: https://saigonketnoi.vn/

Email: saigonketnoi20@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

Bấm để gọi ngay