Dịch vụ Marketing cho Giáo dục

Marketing cho giáo dục được hiểu là việc thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng (khách hàng) trong giáo dục, hay nói cách khác, là việc nhà trường cung cấp các sản phẩm dịch vụ giáo dục cho cộng đồng.

Ngành giáo dục ngày càng cạnh tranh hơn, để trở thành một nhà cung cấp dịch vụ giáo dục uy tín và thu hút được nhiều khách hàng, bạn cần phải có những chiến lược cụ thế.

Nhu cầu cấp thiết của marketing ngành Giáo dục

Kể từ năm 2015 – 2016, Nhà nước đã cho phép các trường Đại học, Cao đẳng tự chủ trong việc tuyển sinh. Quyết định này đã khiến cho thị trường giáo dục nóng hơn bao giờ hết. Không những thế, để có được lượng thí sinh chất lượng, các trường đại học, cao đẳng bắt đầu tham gia vào cuộc đua quảng cáo thương hiệu của mình.

Marketing ngành Giáo dục là quá trình đưa đến khách hàng tiềm năng (thí sinh, phụ huynh, nhà tuyển dụng…) những phân tích, định hướng, dự án và quyền lợi mà trường cung cấp. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ sử dụng các công cụ marketing để tìm hiểu nhu cầu, mong ước, hành vi của khách hàng và nổ lực đáp ứng chúng. Thông qua các chiến dịch marketing ngành giáo dục, các trường sẽ có biện pháp kết nối với sinh viên tiềm năng trong những năm sau để đạt được kết quả tốt hơn cho cả người học và người dạy.

Ngoài ra, các trường học nên phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mình, phát huy những giải pháp có thể đáp ứng mong muốn của thí sinh. Từ đó, có các chiến dịch quảng cáo phù hợp với người học, dễ dàng tiếp cận họ.

Tại sao nên sử dụng Marketing online để quảng cáo ngành Giáo dục?

So với các chiến dịch marketing ngành giáo dục truyền thống, Marketing online đang là phương án được nhiều trường lựa chọn để triển khai các campaign của mình. Có thể kể đến một số lý do như sau:

  • Thí sinh tiềm năng thường sử dụng Internet để tìm hiểu trường, khóa học.
  • Thí sinh có xu hướng sử dụng các mạng xã hội hơn là các phương tiện truyền thông truyền thống.
  • Hiệu quả của các quảng cáo trên Internet và social media được đánh giá cao hơn.
  • Phụ huynh thường dựa vào các thông tin, hình ảnh trên website của trường để đánh giá.
  • Những hình ảnh của trường trên website được xem là một trong những tiêu chí đánh giá của học viên.
  • Đa số các thí sinh nộp đơn ứng tuyển thông qua Internet.
  • Thủ tục đăng ký nhập học cũng được thực hiện online thông qua website của trường.

Ngành Giáo dục làm Marketing như thế nào

1. Tìm điểm khác biệt của mình so với đối thủ

Mặc dù đặc thù là giáo dục & đào tạo nhưng để thu hút và đảm bảo được số lượng đầu vào thì bản thân doanh nghiệp phải đưa ra được đặc điểm nổi bật, khiến mình tách biệt khỏi vô số những người đang chật vật tìm cách tuyển sinh ngoài kia. Mỗi chương trình, nội dung khóa học chia sẻ phải thật sự phong phú và đa dạng, mang tính cạnh tranh cao và giải quyết được chính xác nhu cầu đối tượng học viên đang cần.

dịch vụ marketing cho giáo dục
dịch vụ marketing cho giáo dục

2. Hiệu quả không thể thấy ngay lập tức

Tăng cường đẩy mạnh hoạt động truyền thông: Các thông tin khóa học giờ đây không phải bị động, có được khách hàng tìm tới, mà nó bắt buộc phải chủ động tiếp cận khách hàng. Để tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số hiện nay thì Marketing online là hướng đi hiệu quả nhất mà các nhà doanh nghiệp cần tới.

Nó đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết khi có thể giúp doanh nghiệp nhắm trực tiếp đến đối tượng khách hàng tiềm năng, có nhu cầu và quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

Có những chiến dịch Marketing đánh phát thắng luôn, đem lại chiến thắng lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với ngành giáo dục thì các chiến dịch quảng cáo đa số thường ngắn hạn và phải khởi động lại liên tục.

Mọi người thường nói phải Marketing từ niềm tin, bởi lẽ đó mà việc thấy được hiệu quả các chiến dịch quảng cáo cũng không thể một sớm một chiều mà có thể thấy ngay lập tức được. Với Marketing ngành giáo dục, bạn phải educate được khách hàng hiểu được những những lợi ích khi đăng kí trải nghiệm trung tâm của bạn, đồng thời lại phải chạm được đến cảm xúc của khách hàng qua những iTVC quảng cáo hoặc các chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp. Việc xây dựng chiến lược mang tính dài hạn và gắn kết thương hiệu tạo ra giá trị cộng đồng, thường sẽ nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các nhóm học viên, tạo ra hiệu ứng và độ loan tỏa mạnh mẽ hơn rất nhiều

3. Làm marketing đa kênh, tối đa điểm chạm với khách hàng

Với không ít khó khăn vừa kể trên, bản thân những marketer trong marketing ngành giáo dục phải vô cùng tính toán, vẽ chiến lược cho từng điểm chạm nhưng đồng thời cũng phải thật sáng tạo để không khiến cho khách hàng cảm thấy phải nhàm chán. Bạn cần hiểu rất rõ cấu trúc thị trường, để nắm rõ những “Điểm chạm” và đưa ra chiến lược hợp lý cho từng kênh. Vì đứng dưới góc nhìn của 1 trung tâm giáo dục, bạn sẽ không chỉ cần có thật nhiều học viên đăng kí tuyển sinh, bạn đồng thời cũng phải thuyết phục đến cả những bậc phụ huynh [đối tượng có khả năng chi tiền], thật sự tin tưởng và hiểu được những giá trị mà doanh nghiệp của bạn đang cố gắng mang lại.

Bên cạnh đó, hình ảnh của giảng viên, người trực tiếp đào tạo cũng là những đối tượng cần được chú trọng. Bởi đây chính là nhân tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định đăng kí của khách hàng tiềm năng.

Ngoài những bài học, kiến thức được chia sẻ tràn lan trên mạng internet, nhiều đối tượng học viên cũng đang trong xu hướng “tự bơi” trong biển kiến thức, mà không biết được nó đã được kiểm chứng hay chưa, đã phù hợp với cấp độ hiện tại không. Họ lên những trang mạng để đọc, để tự thực hành theo hơn là đi học với một chuyên gia kinh nghiệm lâu năm. Vì vậy, bạn cũng cần để ý đến những “điểm chạm” trên marketing ngành giáo dục & đào tạo. Xây dựng một hệ thống niềm tin với khách hàng thông qua những kênh online: Channel như YouTube, Website, Blog tin tức, Forum,…. và những hoạt động offline Marketing. Từ niềm tin, khách hàng sẽ nhớ đến bạn như một giải pháp khi thực sự cần đến

Sự cạnh tranh giữa các trung tâm ngày càng tăng, nhờ đó mà các hình thức quảng cáo tiếp thị trong ngành cũng lúc nào sôi nổi và liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, “quyết liệt” hơn bao giờ hết. Những ai có thể sớm nhanh tay nắm bắt được xu hướng thì chắc chắn sẽ có lợi thế rất lớn trên thị trường.

Các công cụ chiến lược quảng cáo ngành Giáo dục

  • Quảng cáo từ khóa (google adwords): Đây là hoạt động marketing giúp đưa trang web của trường lên top đầu của trang tìm kiếm Google. Nghĩa là bạn sẽ có nhiều cơ hội để người dùng vào trang web của bạn hơn khi họ tìm kiếm thông tin trên Google. Bạn có thể xây dựng trang blog với nội dung chất lượng để tăng xếp hạng hoặc nhờ một agency uy tín làm điều đó, chi phí cũng khá hợp lý khi chỉ tính phí khi có ai đó nhấp vào quảng cáo.
  • E-mail marketing: Đây là phương thức được nhiều trường áp dụng thành công. Họ sử dụng email để giới thiệu đến phụ huynh hoặc học viên về các chương trình đào tạo, ưu đãi học phí hoặc thông tin các khóa học mới. Với một số công cụ theo dõi hiện đại, bạn có thể biết được cách người dùng tương tác với email bạn như thế nào, từ đó có cách tiếp cận hợp lý hơn.
  • Tối ưu hóa website (Search Engine Optimization): Bằng cách xây dựng giao diện website chuyên nghiệp, thân thiện với người dùng, có nội dung chất lượng, sẽ giúp cho website nằm trong top 10 trên trang tìm kiếm Google. Điều này sẽ tăng uy tín cho trường trong mắt thí sinh. Tuy nhiên, đây là một chiến lược cần nhiều thời gian và không có kết quả ngay tức thì.
  • Social Network ( Facebook là chủ yếu ): Với việc sử dụng các công cụ Facebook Ads, hình ảnh và bài post của trường có thể tiếp cận đến những phụ huynh, thí sinh tiềm năng, lan truyền nhanh trong thời gian ngắn.

Những chiến thuật marketing giáo dục cực hiệu quả

1. Nắm bắt điểm thời gian chính xác

Hãy nhìn vào khoảng thời gian tốt nhất để chuẩn bị cho mỗi chiến dịch marketing cho giáo dục của bạn, thông thường, tiến độ tuyển sinh cao điểm nhất sẽ diễn ra vào khoảng tháng 6 đến hết tháng 9 trong năm. Đây là quãng thời gian quan trọng mà không một trung tâm, tổ chức giáo dục nào muốn mình bỏ lỡ. Vậy phải làm thế nào để khiến tạo được ảnh hưởng và gây dựng niềm tin đối với các bậc phụ huynh và các bạn trẻ? Bạn cần nhanh chóng bắt đầu kế hoạch của mình ngay từ tháng 3,4 hàng năm thông qua những hoạt động “warm up” khuyến học, tập trung vào PR và Quảng cáo trực tuyến. Đừng để “nước đến chân mới nhảy”, điều này đôi khi khiến cho bạn rơi vào trạng thái trở tay không kịp với hàng loạt chiêu thức cạnh tranh từ các đối thủ khác nhau.

dịch vụ marketing cho giáo dục
dịch vụ marketing cho giáo dục

2. Tiếp cận người dùng đa phương tiện

Khi sự số lượng các kênh tiếp cận người dùng ngày một tăng cao, bạn không thể là người đứng ngoài cuộc mà hãy ứng dụng vào Marketing giáo dục. Hãy tối ưu hóa các nội dung, thông tin hữu ích qua các kênh như Facebook, Twitter, Instagram, WordPress,… Lượng người dùng truy cập internet hiện nay đang trở thành nguồn tiếp cận dồi dào cho những tổ chức giáo dục. Tuy nhiên tùy vào mục đích mà bạn nên sử dụng các kênh khác như PR báo chí, TVC, quảng cáo OOH (Out of Home) như banner poster tại các điểm trường học hay trạm, bến xe. Hãy cân đối mục tiêu của từng giai đoạn mà tìm một phương tiện truyền thông thích hợp. Đừng chỉ gò bỏ bởi duy nhất kênh socials hay sales.

3. Tối ưu hóa bằng các công cụ marketing

Bạn đã bao giờ băn khoăn, trăn trở về việc bỏ phí những contents vô cùng “chất” của mình? Bạn cảm thấy rằng với những thông tin tận tâm, chủ đề sáng tạo như vậy, contents của bạn chắc chắn sẽ virals? Trong giới marcom, virals được tạo nên bởi nhiều nhân tố: nội dung chất, thời điểm vàng, target trúng tâm lý khách hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào contents của bạn cũng có khả năng virals. Vậy đừng ngại ngần mà hãy sử dụng tối ưu những phương thức digital để Marketing ngành giáo dục như:  Sử dụng Facebook Ads, SEO bài viết trên website Tận dụng sức mạnh vô biên của quảng cáo CPM

4. Trở thành một ‘nhân tố’ khác biệt

Tạo dựng thương hiệu riêng biệt luôn là một bài toán đau đầu nhất của những người làm marketing, đặc biệt là marketing cho giáo dục. Tuy nhiên, đừng bao giờ bị cuốn vào sự cạnh tranh mà quên mất việc làm nổi bật giá trị cốt lõi của bạn. Khác biệt nằm ở việc trả lời câu hỏi “Điều gì mà bạn có thể làm được cho những ‘học sinh’ tương lai mà không phải là những tổ chức khác?” Việc quyết định và hành động đi theo giá trị cốt lõi khiến bạn tạo được dấu ấn trong mắt khách hàng và khiến cho bạn có thể đi xa hơn trong tương lai.

5. Thấu hiểu ‘khách hàng tương lai’

Trong marketing cho giáo dục, bạn cần xác định đối tượng cụ thể của mình là ai? Đặt mình vào hoàn cảnh của những thí sinh sắp bước vào kì thi trung học phổ thông quốc gia, trả lời những câu hỏi như “họ đang thực sự cần gì?”, “họ cảm thấy như thế nào” từ đó đưa ra được những câu trả lời mang tính chất định tính. Từ đó, khẳng định lại câu trả lời thông qua khảo sát định lượng sẽ khiến cho bạn hiểu rõ khách hàng tương lai hơn và tìm ra insight của họ.

Hãy đến với chúng tôi – Sài gòn kết nối để có những dịch vụ marketing tốt nhất

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KẾT NỐI

Địa chỉ: 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Điện Thoại : 0979220223 (Ms. Hoa)

Website: https://saigonketnoi.vn/

Email: saigonketnoi20@gmai.com

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

Bấm để gọi ngay