Giải mã chiến lược marketing ngành f&b chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh

marketing ngành f&b

Ngành công nghiệp chế biến thức ăn nhanh thực sự vô cùng cạnh tranh và bị chi phối hầu hết bởi các nhà hàng lớn. Các nhà hàng nhỏ hơn phải nắm bắt được các chiến lược marketing nhằm điều hướng lượng khách hàng. Điều này đòi hỏi bạn phải giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng. Một trong những cách tốt nhất giúp các nhà hàng nhỏ giữ liên lạc với công ty của họ là thông qua nghiên cứu marketing ngành f&b. Một nhà hàng thức ăn nhanh phải biết khách hàng chủ lực của họ muốn gì và sẽ mua gì trước khi phát triển chiến lược marketing và quảng cáo. Hãy tham khảo bài viết mà chúng tôi muốn mang tới cho bạn dưới đây.

marketing ngành f&b

Kinh doanh đồ ăn vặt cần những gì?

1. Xác định khách hàng mục tiêu

Theo như khảo sát của chúng tôi thì đối tượng thích ăn vặt thường có độ tuổi từ 10 tuổi đến 25 tuổi, và trong khoảng này lại chia thành 2 nhóm với những đặc điểm khác nhau. Tùy thuộc vào các đặc điểm ấy mà bạn chế biến đồ ăn vặt cho hợp khẩu vị thực khách.
Cụ thể, đối với khách hàng từ 10 đến 15 tuổi, độ tuổi học sinh thường thích những món ăn mềm, ít cay, màu sắc bắt mắt. Nếu bạn hướng tới nhóm đối tượng này thì có thể thu hút sự quan tâm của họ bằng những món đồ chơi, đồ tặng kèm ngay tại quán. Nhờ thế hoạt động kinh doanh đồ ăn vặt của bạn cũng khởi sắc nhờ bán những món đồ phụ.
Còn đối với khách hàng từ 15 đến 25 tuổi, họ thích các món giòn, đậm đà và đa dạng hương vị hơn. Nhóm đối tượng này thường tụ tập đi chung với nhau, nên ngoài bán đồ ăn vặt bạn nên tạo không gian để họ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Từ những nghiên cứu trên bạn có thể lập kế hoạch marketing ngành f&b để kinh doanh quán ăn vặt cho mình thật hoàn hảo đó.

2. Chọn địa điểm kinh doanh đồ ăn vặt

Vì đối tượng mà bạn nhắm đến chủ yếu từ 10 đến 25 tuổi, là học sinh, sinh viên nên nơi họ tập trung đông nhất là phạm vi quanh trường học, những trung tâm giáo dục, dạy thêm.
Bạn nên chọn địa điểm đặt cửa hàng kinh doanh đồ ăn vặt tại đây, ở mặt đường hoặc nơi có lưu lượng người qua đường nhiều. Nếu như một người sau khi ghé vào cửa hàng của bạn mà thấy ưng ý thì họ sẽ dẫn thêm nhiều bạn bè tới.
Nếu bạn có sẵn mặt bằng để xây dựng cửa hàng là tốt nhất, còn nếu không thì khi đi thuê bạn nên kiểm tra kĩ các điều khoản hợp đồng, và hãy kí dài hạn, như vậy giá cả sẽ ổn định hơn.
Thuê mặt bằng mở quán ăn là một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh, nó có thể quyết định đến sự thành bại của bạn. Vì vậy hãy cẩn trọng khi xác định thuê mặt bằng mở quá ăn vặt nhé.

Tổng quan thị trường thức ăn nhanh

Trong ngành F&B thì công nghiệp chế biến thức ăn nhanh là mảng cạnh tranh rất khốc liệt và đang trở nên chật chội khi xuất hiện nhiều mô hình mới. Bùng nổ và lan tỏa một cách nhanh chóng nhưng không ít ông lớn trong ngành Fast Food đang dần phải ngậm ngùi đóng cửa mặc cho giấc mộng “hái ra tiền” vì lấy được lòng giới trẻ, nay lại phải ngậm ngùi “sống chậm”.
marketing ngành f&b
Bởi vậy, đối với các nhà hàng nhỏ hơn cần phải nắm bắt các chiến lược marketing ngành f&b để điều hướng lượng khách hàng của mình. Để kinh doanh chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh thành công, điều quan trọng là biết khách hàng mục tiêu của mình là ai và họ sẽ mua gì trước khi xây dựng chiến lược marketing, quảng cáo.

1.1. Đua nhau mở chuỗi

Ngày nay, khi đi dọc các con phố tại Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy một quán gà rán hay Fast Food sang trọng, điều hòa mát lạnh, thu hút đông đảo giới trẻ. Nhiều “ông lớn” phải kể đến như KFC, Lotteria, Jollibee, McDonald’s, Burger King… với số lượng lớn lên tới chục cửa hàng ở nhiều địa điểm khác nhau.
Mật độ bao phủ của các cửa hàng kinh doanh ăn nhanh ngày càng nhiều, không chỉ tập trung ở các trung tâm thương mại mà còn chuyển sang nhiều tỉnh lẻ. Mức độ cạnh tranh trở nên vô cùng khốc liệt khi thị trường hội tụ đầy đủ các đại gia tranh hùng xưng bá. Có thể thấy, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng để các thương hiệu khai phá khi mức thu nhập khả dụng đang tăng nhanh. Các chuỗi ăn nhanh sẽ hướng tới tầng lớp trung lưu, có thu nhập hộ gia đình (từ 500 1,000$/tháng). Trẻ em sẽ là đối tượng khách hàng chính.

1.2. Thực trạng giảm sút

Hiện nay, trong thị trường ẩm thực Việt Nam ngành thức ăn nhanh đang có xu hướng “xuống dốc”. Tốc độ phát triển ngành trên thế giới cũng đang chững lại. Trong đó hai ngành mới nổi là mô hình giao hàng tận nơi và dạng kiosk di động. Thực tế, các chuỗi ăn nhanh chỉ rầm rộ một thời gian sau đó dần dần chìm hẳn. Không ít thương hiệu đầu tư hàng tỷ đồng thuê mặt bằng tại các cửa hàng trung tâm thành phố, sau một thời gian phải âm thầm đóng cửa. Số lượng cửa hàng trong chuỗi ăn nhanh cũng giảm dần.
Kinh doanh ăn nhanh tại thị trường Việt Nam gặp khó khăn do người tiêu dùng chạy theo thị hiếu. Nếu như trước đây ngồi ăn gà rán máy lạnh là sang chảnh thì giờ họ lại chuyển sang kiểu khác. Sự ồ ạt của các nhà hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,… cũng tạo áp lực không nhỏ cho các cửa hàng ăn nhanh. Cùng với đó là giá mặt bằng cao khiến các cửa hàng không thể tồn tại lâu dài nếu doanh thu không hiệu quả.
Những biến động trong ngành thức ăn nhanh cho thấy sự dịch chuyển của xu hướng tiêu dùng hiện đại, tiện lợi, linh hoạt hơn. Các mô hình thức ăn nhanh phải điều chỉnh theo hướng cao cấp hơn, áp dụng công nghệ để tạo nên trải nghiệm khách hàng tiện lợi hơn. Và điều quan trọng không thể bỏ qua là xây dựng chiến lược marketing chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh phù hợp.

Các chiến lược marketing chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh

2.1. Chiến lược thu hút trẻ em

Đối với chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh hướng tới đối tượng khách hàng gia đình thì có thể điều hướng khách hàng thông qua những bộ sưu tập đồ chơi, đặc biệt là những thứ thu hút trẻ con. Lựa chọn một bộ phim hay, một bộ phim hoạt hình nổi tiếng, tặng những đồ lưu niệm được gán với bộ phim. Chiến lược marketing ngành f&b cho chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh sẽ lôi kéo khách hàng quay lại nhà hàng đến khi họ có đủ bộ sưu tập.

marketing ngành f&b

Nhờ vào chiến lược marketing này mà nhà hàng kinh doanh thức ăn nhanh sẽ lôi kéo được các khách hàng quay lại cho đến khi họ có đủ được cả bộ sưu tập quà tặng đó. Ngoài ra, hãy chọn cho nhà hàng của mình một chủ đề đặc trưng và có màu sắc riêng, không bị trùng lặp với những nhà hàng khác và chủ đề đó nên mang màu sắc hạnh phúc, vui tươi để thu hút khách hàng thuộc nhóm gia đình này.

2.2. Phân khúc thị trường – xác định thị trường ngách

Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh thường sử dụng phân khúc thị trường như một công cụ marketing ngành f&b. Phân khúc thị trường được hiểu là nhóm khách hàng chủ lực của nhà hàng. Thông qua các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường, thông tin cá nhân của khách hàng như tuổi tác, thu nhập, quy mô hộ gia đình,… sẽ được thu thập. Chẳng hạn như phần lớn khách hàng của bạn từ 18-24 tuổi, thu nhập trung bình $40,000/năm, nhóm khách hàng này trong vòng bán kính 5km từ nhà hàng của bạn. Từ đó, bạn có thể xác định được thông tin khách hàng và gửi phiếu giảm giá cho họ. Không chỉ vậy, bạn có thể phân khúc thị trường bằng các hoạt động, thái độ và cách sử dụng của khách hàng.
Trong khi KFC và Lotteria thường được cân nhắc vì có Chương trình khuyến mãi, Thức ăn ngon, Món mới,… thì McDonald’s chủ yếu được cân nhắc vì có Quà tặng kèm phần ăn và Mở cửa 24/7.

2.3. Chiến lược trưng bày sản phẩm

Tại các điểm bán đồ ăn nhanh, ngay từ khâu gọi đồ, sản phẩm đã cần thu hút sự chú ý của khách hàng bằng menu đầy ấn tượng. Menu giống như ma trận tập hợp nhiều món với hình ảnh hấp dẫn. Tại nhiều điểm gọi đồ thậm chí còn có tầm 5-6 chiếc màn hình tivi hiển thị menu, trong khi đó menu giấy chỉ có 1-2 chiếc. Cách sử dụng tivi để trưng bày menu sản phẩm làm nổi bật hình ảnh của những món ăn và giảm thiểu sự chú ý về giá tiền.
Chiến lược này đánh trúng tâm lý khách hàng, đặc biệt đối với ngành đồ ăn nhanh. Khi đói hình ảnh sản phẩm sẽ là thứ thu hút bạn nhất. Và trong thời gian đứng xếp hàng chờ gọi đồ thì nhìn lên chiếc tivi bạn sẽ cân nhắc mua dựa vào hình ảnh thay vì giá tiền. Điều này được khẳng định rõ khi các thương hiệu thường “cố tình” để giá rất nhỏ so với kích cỡ đồ ăn hiển thị trong chiếc tivi có cự li khá xa so với người mua như vậy.
Không chỉ vậy, các cửa hàng cũng nên tận dụng cách trưng bày từ ngoài tới bên trong cửa hàng. Từ các poster, ô dù, standee,… trưng bày các chương trình khuyến mãi đều được tối ưu tại điểm bán.

2.4. Các chương trình khuyến mãi

Với đặc thù ngành hàng đồ ăn nhanh, khách hàng sẽ không chỉ mua duy nhất một loại sản phẩm như gà rán, khoai tây hay hamburger mà thường gọi kèm với các sản phẩm khác. Bởi vậy, các cửa hàng Fast Food thường sử dụng chủ yếu loại khuyến mãi Combo cho tất cả các sản phẩm, với mức giá có vẻ “hời” hơn rất nhiều. Chẳng hạn như, Combo 01 miếng gà, khoai tây, pepsi lon có giá 86.000 đồng. Hãy thử làm một phép toán, nếu như bạn mua tách rời tất cả chỉ với giá 87.000 đồng, thực tế chỉ chênh nhau 1.000 đồng. Với chiến lược sử dụng Combo, các cửa hàng ăn nhanh đã thu được mức lời khá lớn từ việc sử dụng chiến lược khuyến mãi đánh trúng tâm lý muốn mua rẻ của khách hàng.
Ngoài ra, lợi nhuận thu được từ sản phẩm đồ uống nhiều hơn đồ ăn tại các cửa hàng. Chủ thương hiệu có thể tận dụng tất cả các điểm chạm có thể khiến người mua “mắc bẫy”. Có thể thấy từ các poster tới standee dựng ngoài quầy cửa hàng, cho tới các Combo đều có sự xuất hiện của đồ uống. Theo nghiên cứu, con người luôn có xu hướng sử dụng đồ uống vào buổi sáng nhiều hơn các buổi trong tuần. Do vậy, loại hình khuyến mãi “All-day  breakfast” (Giờ nào cũng là bữa sáng) được áp dụng thành công tại nhiều cửa hàng, đảm bảo khách hàng có thể mua bất cứ thứ gì họ muốn vào bất cứ thời gian nào.

2.5. Chương trình cho khách hàng trung thành

Chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng trung thành là điều không thể thiếu sau khi nhà hàng hoạt động một thời gian. Rất đơn giản bạn có thể tạo một màn hình hiển thị mẫu đăng ký hình thức để thúc đẩy chương trình thẻ hội viên và cho mọi người điền vào mẫu. Tặng quà cho họ dựa vào tần suất họ ghé đến nhà hàng của bạn. Ví dụ bạn có thể cung cấp cho khách hàng một số đồ uống miễn phí sau bốn lần họ đến chẳng hạn và sau đó thì khoai chiên cũng miễn phí sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy thú vị và thích thú với nhà hàng của bạn hơn. Cuối cùng một khách hàng nào đó có thể được miễn phí một bữa ăn sau 12 lần hoặc vào dịp sinh nhật của mình sau khi trở thành hội viên trên 1 năm chẳng hạn. Bạn hãy lặp lại chu kỳ này cho 6 đến 8, 10 tuần hoặc bất cứ khung thời gian nào bạn muốn.

2.6. Marketing cộng đồng

marketing ngành f&b cộng đồng bao gồm các hoạt động tình nguyện hoặc quyên góp tiền hay làm đồ vật để làm từ thiện. Đây là chiến lược được đưa ra để nhận thêm nhiều ý tưởng hơn là để gia tăng doanh số. Nếu khách hàng là những người quan tâm đến hoạt động từ thiện của bạn thì họ cũng sẽ quan tâm đến nhà hàng bạn.
Để thành công mỗi thương hiệu cần phải xây dựng chiến lược marketing ngành f&b thông minh, khác biệt. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề kinh doanh của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

Bấm để gọi ngay