Khi bạn truy cập một website, nó có thể đoán chính xác vị trí của bạn. Một trò ảo thuật thật tiện lợi phải không? Nếu muốn tìm hiểu thêm “vi diệu” này, hãy tiếp tục đọc bài sau. Chúng tôi sẽ nói chi tiết, giải thích Google Tag Manager là gì và hướng dẫn cách cài đặt Google Tag Manager vào trang web WordPress.
Là trình quản lý thẻ của Google, là hệ thống quản lý thẻ cho phép bạn dễ dàng và nhanh chóng cập nhật thẻ và đoạn mã trên trang web.
Google Tag Manager là gì?
Google Tag Manager theo support.google.com được định nghĩa đó là:
Là trình quản lý thẻ của Google, là hệ thống quản lý thẻ cho phép bạn dễ dàng và nhanh chóng cập nhật thẻ và đoạn mã trên trang web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động của mình, chẳng hạn như các thẻ và đoạn mã dùng cho phân tích lưu lượng truy cập và tối ưu hóa tiếp thị mà không phải sửa đổi mã.”
Bạn có thể thêm và cập nhật AdWords, Google Analytics, Floodlight và thẻ-không-phải-của-Google từ giao diện người dùng Trình quản lý thẻ của Google thay vì chỉnh sửa mã trang website. Điều này sẽ giảm lỗi, giúp bạn không phải tham gia vào quản trị viên web và cho phép bạn nhanh chóng triển khai các thẻ trên trang web của mình.
Cách định nghĩa trên là đầy đủ, nhưng vì đầy đủ nên nó thành ra phức tạp và khó hiểu. Chúng ta chỉ cần định nghĩa một cách đơn giản và dễ hiểu nhất có thể để có thể ứng dụng cho công việc.
Thường thì chúng ta phải đặt vào mã nguồn một Website (hoặc một ứng dụng Mobile) quá nhiều các đoạn code:
– Để Tracking Data, Traffic (Google Analytics, Histats,…)
– Để thực hiện Remarketing (Google AdWord, Facebook)
– Để tracking hỗ trợ triển khai A/B Testing, Check Converstation (ClickTale, Optimizely, MajeticSEO…)…
Việc đặt quá nhiều đoạn code như vậy lên Website có thể sẽ khiến bạn bị nhầm lẫn từ khâu thao tác đến khâu quản lý, chưa kể đến Website sẽ phải load nhiều đoạn code (file .js) và dễ dẫn đến tình trạng website load lâu hơn.
Lợi ích của Google Tag Manager
1. Dễ sử dụng
Công cụ này cho phép các thành viên trong nhóm cập nhật những thông tin cần thiết và thêm các thẻ mới nhanh chóng và dễ dàng, mà không cần thay đổi các mã code phức tạp cho trang website.
Điều này giúp cho team bạn nhanh chóng kiểm tra được từng thay đổi và triển khai hoạt động khi đã sẵn sàng mà không cần sự giúp sức của nhà phát triển, giúp hợp lý hóa quy trình, tăng tốc thời gian khởi chạy và cho phép bộ phận tập trung vào các dự án lớn hơn như cải thiện toàn bộ trang website.
2. Cập nhật dễ dàng và là một website không bao giờ lỗi thời
Công cụ này làm cho việc nâng cấp và cải tiến trong tương lai đơn giản hơn nhiều, vì các sửa đổi có thể được thực hiện thông qua giao diện chứ không phải trên mỗi trang của trang web của bạn.
Ngoài ra, nếu bạn đang xem xét nâng cấp lên Universal Analytics, việc nâng cấp Google Tag Manager sẽ giúp việc chuyển đổi dần dần dễ dàng hơn nhiều.
3.Tính năng gỡ lỗi
Các tính năng gỡ lỗi tích hợp sẵn của Google Tag Manager giúp các bạn có thể kiểm tra và gỡ lỗi từng bản cập nhật trên trang web của bạn trước khi xuất bản, đảm bảo rằng các thẻ của bạn hoạt động tốt trước khi chúng được “lên sóng”.
4. Kiểm soát phiên bản
Một phiên bản lưu trữ mới sẽ được tạo ra mỗi khi bạn xuất bản một thay đổi thông qua Google Tag Manager, giúp bạn dễ dàng quay lại phiên bản cũ bất cứ lúc nào.
Tính năng này được cho là khá lý tưởng khi có thể giữ các thẻ được tổ chức; làm cho việc xử lý sự cố trở nên đơn giản và giúp bạn dễ dàng thực hiện các cài đặt tương tự trên các vùng chứa Google Tag Manager mới.
5. Người dùng và quản lý cấp phép
Google Tag Manager giúp dễ dàng đặt quyền cho người dùng cá nhân và kiểm soát nội bộ, những người có khả năng thay đổi trang web và hỗ trợ tạo thẻ, tập lệnh và quy tắc.
6. Thẻ tích hợp
Google Tag Manager đi kèm với một số thẻ tích hợp quan trọng cho Google Analytics bản Classic và bản Universal, chuyển đổi AdWords, quảng cáo chỉ hiển thị cho những người đã truy cập vào trang web của bạn và hơn thế nữa.
Điều này giúp những đội nhóm marketing thiếu kinh nghiệm mã hóa có thể tùy chỉnh các thẻ chỉ với một vài thông tin chính mà không cần thực hiện các mã hóa phức tạp hoặc tận dụng sự giúp đỡ của nhà phát triển.
Quy trình cài đặt Google Tag Manager
Bước 1: Truy cập https://tagmanager.google.com.
Bước 2: Khi đó trang wweb sẽ hiện ra giao diện dưới đây, bạn tiến hành điền tên tài khoản, tích vào “Chia sẻ dữ liệu một cách ẩn danh với Google và các sản phẩm khác rồi chọn “Tiếp tục”.
Bước 3: Tiến hàng điền “Tên vùng chứa”, chọn nơi sử dụng vùng chứa ( Ở đây tôi chọn “Web”) rồi chọn “TẠO”
Bước 4: Khi đó “Thỏa thuận điều khoản dịch vụ Trình quản lý thẻ của Google” sẽ biện ra, bọn chọn “CÓ”
Bước 5: Khi đó Google Tag Manager sẽ hiện ra 2 đoạn mã code, bạn hãy tiến hành (hoặc nhờ coder) gắn vào thẻ
Cách check GTM đã cài đặt thành công chưa?
Để xác định GTM đã cài đặt thành công chưa, bạn tiến hành cài đặt 1 công cụ hỗ trợ miễn phí khác của Google đó chính là Tag Assistant by Google Chrome extension.
Bước 1: Vào Google tìm kiếm điền vào “Tag Assistant by Google Chrome extension” và chọn kết quả đầu tiên hiển thị
Bước 2: Chọn “THÊM VÀO CHROME”
Bước 3: Click vào biểu tượng “Tag Assistant by Google Chrome extension” chọn “Enable” rồi load lại trang.
GTM đã cài đặt thành công là khi kết quả hiển thị Google Tag Manager có mã trùng với mã trong như hình dưới.
Google đó chính là Tag Assistant by Google Chrome extension.
Ưu điểm của Google Tag Manager là gì?
Giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà phát triển website
– Cho đến nay, lợi ích lớn nhất đối với Trình quản lý thẻ của Google là giúp các nhà tiếp thị triển khai thẻ dễ dàng hơn mà không phải dựa vào các nhà phát triển web để làm điều đó.
– Các nhà phát triển thường bận rộn với các dự án có mức độ ưu tiên khác nhau, vì vậy việc gắn thẻ thường bị gác lại một bên.
– Nhưng vì Trình quản lý thẻ của Google giúp bạn tránh việc chạm tiếp xúc với mã nguồn, nhà tiếp thị có thể nhanh chóng tự thêm và thực hiện thay đổi cho thẻ.
– Đây là một lợi thế lớn nếu, ví dụ, bạn chỉ cần sử dụng một thẻ để thu thập dữ liệu trong một khoảng thời gian rất ngắn. Không có Google Tag Manager, có khả năng sẽ mất nhiều thời gian hơn để thẻ được thêm vào.
Hầu hết các doanh nghiệp đều có thể hưởng lợi từ việc sử dụng nó
– Các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể được hưởng lợi từ Google Tag Manager. Vì trình quản lý thẻ của Google giúp việc thêm và chỉnh sửa thẻ dễ dàng hơn nhiều mà cần đến nhà phát triển, điều này thật tuyệt vời cho các doanh nghiệp nhỏ hơn không có đầu tư quy mô vào hỗ trợ kỹ thuật.
– Và vì các trang web dành cho doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng nhiều loại thẻ, Công cụ này giúp doanh nghiệp quản lý chúng dễ dàng hơn và cải thiện tốc độ trang web bằng cách giúp các thẻ tải hiệu quả hơn.
– Trình quản lý thẻ của Google có tất cả các tính năng bảo mật doanh nghiệp cần. Một tính năng tuyệt vời là xác thực bảo mật hai yếu tố yêu cầu cả mật khẩu thông thường và sau đó là mã số mà bạn nhận được qua tin nhắn văn bản, cuộc gọi thoại hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động.
– Bạn cũng có thể kiểm soát quyền truy cập bằng cách cấp các cấp quyền khác nhau ở cả cấp tài khoản và cấp vùng chứa.
Miễn phí và không giới hạn
Bạn thậm chí không bị giới hạn khi sử dụng trình quản lý thẻ của Google với các trang web chuẩn. Công cụ này cũng có thể được sử dụng để quản lý thẻ cho các trang web AMP (Accelerated Mobile Pages – một chương trình mã nguồn mở của Google) và ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Nhược điểm của GTM là gì?
Vẫn yêu cầu một số triển khai kỹ thuật
– Mặc dù GTM giúp giảm sự phụ thuộc vào các nhà phát triển nhưng không hoàn toàn loại bỏ nó. Bạn sẽ vẫn cần một chuyên gia trong lĩnh vực này để thêm mã vùng chứa vào mỗi trang trong trang website.
– Và mặc dù trình quản lý thẻ của Google có rất nhiều mẫu thẻ để chọn góp phần dễ dàng cho doanh nghiệp, nhưng các thẻ tùy chỉnh phức tạp hơn có thể sẽ yêu cầu sự trợ giúp của người thực sự hiểu mã hóa.
Thẻ có thể làm chậm tốc độ trang web nếu được kích hoạt đồng bộ
– Một vấn đề với thẻ theo dõi truyền thống là nếu chúng kích hoạt đồng bộ, chúng có thể làm chậm tốc độ trang web. Khi thẻ kích hoạt đồng bộ, một thẻ load chậm sẽ làm chậm tất cả các thẻ khác đang chờ trên thẻ.
– Và trang web càng mất nhiều thời gian để tải, càng có nhiều khả năng mọi người sẽ rời đi mà không đem lại chuyển đổi gì cho doanh nghiệp.
– Tuy nhiên, các thẻ được tạo trong trình quản lý thẻ của Google tải không đồng bộ theo mặc định, nghĩa là mỗi thẻ có thể kích hoạt bất cứ khi nào sẵn sàng. Nếu bạn cần kiểm soát thứ tự thẻ được kích hoạt, chức năng sắp xếp thẻ và chức năng ưu tiên kích hoạt sẽ cho phép nhà tiếp thị thực hiện điều đó.
Một vấn đề với thẻ theo dõi truyền thống là nếu chúng kích hoạt đồng bộ, chúng có thể làm chậm tốc độ trang web.
Kết luận:
– Như vậy tôi đã giới thiệu đến bạn Google Tag Manager là gì? Công dụng của GTM, và bạn mới chỉ khám phá ra một phần rất nhỏ của công cụ này thôi. Nó còn có thể làm được nhiều hơn thế rất nhiều. Hãy cùng đón chờ loạt bài viết cực kỳ hữu ích tới đây của mình về hệ thống công cụ của Google nói chung và Google Tag Manager nói riêng nhé.
– Cũng rất may rằng công cụ này sẽ giúp bạn giải quyết một số vấn đề trong quy tắc xã hội như nhờ vả, giúp đỡ. Đó là việc hàng ngày bạn phải bắt ông Webmaster, hoặc chính bạn là ông Website suốt ngày phải nhét code vào website, cần lưu ý nhé!